G.Đ.P.T HUYỀN QUANG

BA DẤU ẤN CỦA PHẬT GIÁO

Đức Phật dạy rằng tất cả các sự vật trên thế giới này đều mang ba tính chất, hay ba dấu ấn. Chúng ta biết tên của ba dấu ấn này theo tiếng Pali hay tiếng Sanskrit. Theo tiếng Sanskrit, ba dấu ấn là:

  • 1. Dukkha: Khổ
  • 2. Anitya: không thường còn (Vô thường)
  • 3. Anatma: không có linh hồn bất biến (vô ngã)
Theo tiếng Pali thì các từ này là: Dukkha, Anicca và Anatta. Theo tiếng Pali thì các từ này là: Dukkha, Anicca và Anatta.

Có vài người nghĩ rằng ba từ này rất khó để cho trẻ con có thể hiểu được. Điều này không đúng. Ngay cả một đứa bé vừa biết đi, nó đã học được sự khổ và sự bực bội. Đứa bé thích những cái không có và đôi khi không thích những cái đang có. Đây không phải là lời của Đức Phật về sự khổ nhưng điều này cho ta cái nhìn thực tế hơn về lời dạy của Đức Phật. Nói sâu rộng hơn, Đức Phật dạy rằng khổ rất phổ biến, trùm khắp có nghĩa là cái khổ nằm trong mọi sự sống. Không một sự sống nào mà không biết đến sự khổ đau. Đây là một định luật của cuộc sống. Hãy nhìn những đứa trẻ đang chơi các trò chơi một cách hạnh phúc, vui vẻ. Cái bóng của sự mất hạnh phúc đang gần kề ... Một bên sẽ thắng cuộc và một bên sẽ thua cuộc.

Dấu ấn thứ hai là định luật luôn thay đổi (vô thường) (Anitya). Mọi việc trong cuộc sống của chúng ta và mọi vật trên thế giới đều thay đổi trong từng giây phút. Một bông hoa đang nở rộ thì cũng là lúc nó đang phai tàn. Thật là một nghịch lý khi nói một em bé đang trẻ ra đồng thời già đi và một bông hoa đang nở và cũng đang tàn. Thực ra câu nói này đang nở và đang tàn là như nhau. Không gì có thể giữ nguyên vẹn mà tránh được sự thay đổi. Chúng ta sinh ra, lớn lên để đến trường. Chúng ta nhận ra là mình đã trưởng thành. Sau đó chúng ta hành động chậm chạp khi về già. Cuối cùng là sự sống sẽ hết. Mỗi giây phút này của sự sống sẽ khác với những giây phút kế tiếp. Đức Phật nói rằng chỉ có Sự Thật là bất diệt và không thay đổi.



Nếu ta hiểu được dấu ấn thứ hai thì ta sẽ hiểu được dấu ấn thứ ba một cách dễ dàng về sự không có cái ta (vô ngã), hay không thể có cái linh hồn bất biến. Đức Phật dạy rằng những suy nghĩ hay những hành động mà chúng ta thường gọi là "Tôi", cũng luôn thay đổi như cái cơ thể của ta hay như những sự vật khác. Không có cái gì về một người là tồn tại mãi mãi (vĩnh cữu hay bất biến) cả.

Có người chỉ trích Phật giáo thường nói rằng Phật tử chúng ta phủ nhận có linh hồn. Câu nói ấy là đúng hay không đúng sự thật, tùy thuộc vào những gì khi chúng ta sử dụng từ "linh hồn". Chúng ta hãy dùng từ nhân tính vì từ này chính xác hơn so với từ "Linh Hồn". Nhân tính là tổng hợp các suy nghĩ và hành động của một người. Đó là cái nghiệp của người này và cá tính thực sự của người này. Chúng ta không chấp nhận một người có "Linh Hồn" vì linh hồn là cái không thay đổi. Linh hồn khác với cá tính hay nghiệp của một người.

THE THREE SIGNS IN BUDDHISM

The Lord Buddha taught us that there are three signs or marks that go along with everything in this world. Most grown-ups know them either by their Pali or Sanskrit names. In Sanskrit they are:

  • 1. Duhkha: Sorrow
  • 2. Anitya: Never-ending change
  • 3. Anatman Lack of an unchanging soul

In Pali, the words are similar to the Sanskrit and are: Dukkha, Anicca and Anatta.

Some people claim that these three ideas are very hard for a child to understand. This cannot be true. Even an infant, barely able to walk, has already learned about pain and disappointment. The baby often wants what it cannot have and sometimes shows strong dislike for what it can have. That is not all there is to the Buddha's teaching about sorrow, but at least this way of putting it gives us a fair idea of the teaching. The deeper teaching is that Sorrow is universal. That means it touches all living things. No form of life can go all through life and not know sorrow in many forms. This is a law of life. Even when happy children are choosing sides for a -game, the shadow of unhappiness is near... One side will win the game and, if there are winners, then there must be losers.

The second sign, or mark, is the law of constant change (Anitya). Everything in our lives and everything in the world is not quite the same for any two moments. As soon as the most beautiful flower blooms, it starts to fade. It may seem a bit strange to say that even little children are rapidly growing old and are constantly changing, just as the freshly bloomed flower is changing and fading, but the statement is true just the same. Nothing can remain the same or escape changing. We are born, we grow up to be big enough to come to Dharma school, and suddenly we find we are grown-up. Then we find we are slowing down because we are growing old. Finally we come to end of this life, and every moment of life has been different from every other moment. The Buddha told us that only Truth is everlasting and unchanging.

If we understand the second sign, or mark, then it is easy to understand the third mark of anatman, or lack of an unchanging soul. We Buddhists are taught by our Lord that the mind and all our thoughts — our characters and all that we commonly call "I" or "Me", change just as much as our bodies or anything else. There is nothing about a person that is permanent.

Those who like to criticize Buddhism often say that we Buddhists deny we have souls. That statement is true or untrue, depending on what is meant when we use the word "soul". Our teaching is that character is a more accurate term to use in this case than soul. Character is the sum or total of a person's thoughts and acts. It is his karma and is his true personality. We deny that anyone has a "soul" that is an unchanging something, a something different from the total of his character

Áp dụng bài học vào cuộc sống (Applying the lesson to our daily lives):

Em suy nghĩ và trả lời những câu hỏi sau đây:

  • 1. Em hãy tóm tắt Ba Dấu Ấn trong bài này?
  • 2. Em hãy nêu vài thí dụ về dấu ấn: thứ nhất (Dukkha), hai(Anitya), ba (Anatma)?
  • 3. Tại sao khi chúng ta thực sự thấu hiểu và thực tập dấu ấn thứ Ba (Anatma) thì sẽ như thấu hiểu và thực tập dấu ấn thứ Hai (Anitya)?
  • 4. Em nghĩ gì về “Linh Hồn”? Nó có hiện hữu hay không? Xin em giải thích



Em học và làm theo Ba Dấu Ấn:
  • 1. Em thực tập sống hòa hợp, không ganh đua.
  • 2. Em biết mọi việc trên thế gian này không vĩnh cữu và cả em cũng vậy, em sẽ không làm những việc xấu để tổn hại đến mọi người.
  • 3. Em thực tập biết tha thứ lỗi lầm của người khác và vui vẻ với mọi người chung quanh.

I contemplate the following questions:

  • 1. Could you rephrase your understanding on the three signs?
  • 2. Could you provide few samples on first sign(Dukkha), second sign (Anitya) or third sign (Anatma)?
  • 3. When you are thoroughly understand and practice the third sign, you are automatically understanding the implication of the second sign. Why?
  • 4. What do you think about “Soul”? Does it exist? Please explain.
I learn and follow the Three Signs:
  • 1. I practice to live in harmony, no rivalry.
  • 2. I know everything on this live is not permanent including myself. I practice not to do anything that harms others.
  • 3. I will try to forgive others’ mistakes and be friendly to everyone around me.



Category: Trung Thiện , Phật Pháp Ngành Thiếu

Posted: 25 February 2025 by MINH HẠNH - Lưu Đức Hồng Phúc