GIA ĐÌNH PHẬT TỬ HUYỀN QUANG

I. ĐIỀU KIỆN GIA NHẬP TỔ CHỨC GIA ĐÌNH PHẬT TỬ (GĐPT)

Oanh Vu

Mục đích của tổ chức:

“Đào luyện thanh thiếu đồng niên thành phật tử chân chánh, góp phần xây dưng xã hội theo tinh thần phật giáo”

Mỗi gia đình sinh hoạt riêng biệt nam, nữ. Ngoại trừ trường hợp gia đình có dưới 4 đoàn (tối thiểu 2 đoàn và tối đa 6 đoàn).

Điều kiện vào Gia Đình Phật Tử: Muốn gia nhập Gia Đình Phật Tử phải có đơn xin gia nhập
(theo mẫu do Thư kí Gia Đình phát):
Trên 18 tuổi phải có 2 đoàn sinh cũ giới thiệu.
Dưới 18 tuổi phải có sự đồng ý của phụ huynh hay người đỡ đầu.

Độ tuổi sinh hoạt:
Ngành Đồng: từ 7 đến 12 tuổi.
Ngành Thiếu: từ 13 đến 17 tuổi.
Ngành Thanh: từ 18 tuổi trở lên.

II. HÌNH TƯỚNG CỦA ĐOÀN SINH CHÍNH THỨC GĐPT:

1. Huy hiệu Hoa Sen:

Biểu Tượng: Huy hiệu chính thức của Gia Đình Phật Tử là Hoa Sen Trắng, tám cánh, trên nền xanh lá mạ, hình tròn có viền trắng.

Ý nghĩa Huy Hiệu Hoa Sen:
Bản thể của Hoa Sen vốn là vô nhiễm, sống trong bùn lầy nhưng vẫn toả hương thơm.
Vòng tròn tượng trưng cho sự viên dung vô ngại của Đạo Phật.
Màu trắng tượng trưng cho sự trong sạch, tinh khiết. Màu xanh tượng trưng cho sự vươn lên của Thanh – Thiếu – Đồng – Niên.
Năm cánh trên tượng tượng trưng cho năm hạnh của các 5 chư vị Phật và Bồ Tát mà người Phật Tử cần cố gắng noi theo.
Ba cánh dưới tượng trưng cho Ba Ngôi Báu là Phật – Pháp – Tăng.

2. Đồng Phục:
Hoa Sen

Nam PT – Thiếu Nam: Ao sơ mi Lam ngắn tay, hai túi có nắp đậy, hai cầu vai, áo có sóng lưng. Quần sọt xanh nước biển, hai túi sau có nắp đậy, chỉ có 3 con đĩa (mang dây nịt). Nón Tứ An.

Nữ PT – Thiếu Nữ: Ao dài Lam. Quần trắng. Khi đi trại thì mặc trại phục: Ao Lam như Nam nhưng dài tay, quần dài xanh nước biển. Oanh Vũ Nam: Áo sơ mi Lam ngắn tay, có cầu vai. Quần sọt màu xanh nước biển, có hai túi sau, có dây đeo. Mũ bêrê hay mũ rộng vành màu xanh biển chóp tròn. Oanh Vũ Nữ: Áo sơ mi Lam ngắn tay, phồng. Váy màu xanh nước biển, mũ hay nón.

III. HÀNH CHÁNH TỔ CHỨC GIA ĐÌNH PHẬT TỬ:

1. Hệ thống tổ chức:

Lãnh đạo Gia Đình Phật Tử có một Ban Huynh Trưởng đứng đầu là một Gia Trưởng. Gia trưởng là một người có uy tín trong giáo hội, am hiểu về Gia Đình Phật Tử, do Ban Huynh Trưởng mời với sự nhất trí của ban Đại Diện Giáo Hội địa phương và sự đồng ý của ban hướng dẫn tỉnh hay thị xã. (gia trưởng có thể là một huynh trưởng 30 tuổi trở lên có uy tín với giáo hội). Mỗi đơn vị gia đình có một liên đoàn nam và một liên đoàn nữ. mỗi liên đoàn có một liên đoàn trưởng điều khiển.
Mỗi liên đoàn có nhiều đoàn:
Liên Đoàn Nam: Đ. Nam Phật Tử, Đ. Thiếu Nam và Đ. Oanh vũ Nam.
Liên Đoàn Nữ: Đ. Nữ Phật Tử, Đ. Thiếu Nữ và Đ. Oanh vũ Nữ.
Mỗi đoàn có một đoàn trưởng và hai đoàn phó chăm lo giáo dục các em đoàn sinh.
Mỗi đoàn Nam Phật tử, Thiếu Nam có 2 đến 4 đội.
Mỗi đoàn Nữ Phật tử, Thiếu Nữ có 2 đến 4 chúng.
Mỗi đoàn nam, nữ Oanh vũ gòm có 2 đến 4 đàn.
Mỗi đội – chúng có 1 đội – chúng trưởng, 1 đội – chúng phó và 4 đến 6 đội – chúng sinh.
Mỗi đàn có 1 đầu đàn, 1 thứ đàn và có 3 đến 4 đàn sinh

2. Cách Nhận Biết Các Chức Vụ và Ngành Trong GĐPT:

Bác Gia Trưởng: Bảng tên Gia Đình màu nâu. Phía trên bảng tên có ghi “Gia Trưởng”. Thư Kí: Bảng tên GĐ màu nâu. Phía trên bảng tên có ghi “Thư Kí”. Liên Đoàn Trưởng: Bảng tên Gia Đình màu nâu. Có 3 sọc trắng bên phải bảng tên. Ngành Thanh: Bảng tên Gia Đình màu nâu. Đoàn trưởng có 2 sọc trắng bên phải bảng tên. Đoàn phó có 1 sọc trắng bên phải bảng tên. Đội chúng trưởng có 2 chấm trắng bên phải bảng tên. Đội chúng phó có 1 chấm trắng phải bên trái bảng tên. Ngành Thiếu: Bảng tên Gia Đình màu xanh dương. Đoàn trưởng có 2 sọc trắng bên phải bảng tên. Đoàn phó có 1 sọc trắng bên phải bảng tên. Đội chúng trưởng có 2 chấm trắng bên phải bảng tên. Đội chúng phó có 1 chấm trắng bên phải bảng tên. Ngành Đồng: Bảng tên Gia Đình màu xanh lá mạ. Đoàn trưởng có 2 sọc trắng bên phải bảng tên. Đoàn phó có 1 sọc trắng bên phải bảng tên. Đầu đàn có 2 chấm trắng bên trái bảng tên. Thứ đàn có 1 chấm trắng bên phải bảng tên.

Bên cạnh ban huynh trưởng còn có một ban bảo trợ để bảo trợ cho gia đình về tinh thần cũng như vật chất. gòm những vị trong hoặc ngoài Giáo Hội và có thiện tình với Gia Đình Phật Tử

IV. NGHI THỨC – CHƯƠNG TRÌNH MỘT BUỔI SINH HOẠT CỦA GĐPT ĐỨC TÂM:

1. Tập trung – Làm Lể Phật:

Đúng 2h, HT của Đoàn trực tập trung cả Gia Đình thành 6 đoàn: Nam Phật Tử, Nữ Phật Tử, Thiếu Nam, Thiếu Nữ, Oanh Vũ Nam, Oanh Vũ Nữ. Rồi tiến vào Chánh Điện làm Lể Phật Đầu Giờ.

2. Chào cờ Gia Đình – Sinh Hoạt Chung:


a) Phần Nghi Thức:


Chào cờ Sen Trắng:


HT hô “Phật Tử”. Tất cả hô “Tinh Tấn”, đồng thời bắt ấn Cát Tường.


Bài ca chính thức của GĐPT Việt Nam – Bài Sen Trắng


Kìa xem đoá sen trắng thơm, nghìn hào quang chiếu sáng trên bùn. Hình dung Bổn Sư chúng ta lòng Từ Bi, Trí Giác vô cùng. Đồng thề nguyện một dạ theo Phật. Nguyện sửa mình, ngày thêm tinh khiết. Đến bao giờ được tày Sen ngát. Toả hương thơm, Từ Bi tận cùng.


Chào kính trong GĐPT là ấn Cát Tường: Chỉ áp dụng khi mặc đồng phục GĐPT. Đoàn viên GĐPT với tiếng reo “Tinh tấn”, bắt ấn Cát Tường chào cờ Sen Trắng, chào đón BHD, trình diện báo cáo, chào tống tang nghi thức GĐPT, tan hàng. (bàn tay mặt ngửa về phía trước, đưa ngang vai, cánh ngoài thẳng dọc với ngón cái giữ lấy ngón đeo nhẫn).


Chào cờ Gia Đình:

Bài Gia Đình Ca của “Huyền Quang hành khúc”

b) Phần Câu Chuyện Đầu Tuần & Sinh Hoạt Chung:

Câu chuyện đầu tuần: Một câu chuyện đầu ngày do Bác Gia Trưởng phụ trách. Phổ biến các công tác phật sự sắp tới…

3. Chào Cờ Đoàn và Tự Trị Đoàn:

a) Chào Cờ Đoàn:

Mỗi Đoàn đều có bài chào cờ Đoàn riêng:

b) Tự Trị Đoàn:

Phổ biến các công tác riêng của Đoàn trong thời lượng khoảng 15p.

4. Giờ Học Phật Pháp:

Tuỳ theo độ tuổi và thâm niên sinh hoạt mà các Đoàn sinh theo học những bậc khác nhau.

a) Ngành Thanh (Dành cho ĐS từ 18 tuổi trở lên):

Bậc Dự Hòa: Học trong 1 năm. Dành cho các Đoàn sinh ngành Thanh mới vào Đoàn. Bậc Hoà: Học trong 1 năm. Dành cho các Đoàn sinh Ngành Thanh từ Ngành Thiếu mới lên Đoàn, hoặc đã qua bậc Dự Hòa. Bậc Trực: Học trong 2 năm. Dành cho các Đoàn sinh Ngành Thanh đã vượt qua bậc Hoà.

b) Ngành Thiếu: (Dành cho ĐS từ 13 à hết 17 tuổi):

Bậc Hướng Thiện: Học trong 1 năm. Dành cho các Đoàn sinh Ngành Thiếu mới vào Đoàn hay từ Ngành Đồng mới cắt dây lên Đoàn.
Bậc Sơ Thiện: Học trong 1 năm. Sau khi Đoàn sinh đã vượt qua bậc Hướng Thiện.
Bậc Trung Thiện: Học trong 1,5 năm. Sau khi Đoàn sinh đã vượt qua bậc Sơ Thiện.
Bậc Chánh Thiện: Học trong 2 năm. Sau khi Đoàn sinh đã vượt qua bậc Trung Thiện. Sau khi hoàn tất bậc Chánh Thiện, Đoàn sinh đã đủ tuổi để làm lể lên Ngành Thanh.

c) Ngành Đồng: (Dành cho ĐS từ 7 tuổi đến dưới 13 tuổi):

Oanh Vu

Mở Mắt: Học trong 1 năm. Dành cho các Oanh vũ mới vào Đoàn.
Cánh Mềm: Học trong 1 năm. Dành cho các em Oanh vũ đã vượt qua bậc Mờ Mắt.
Chân Cứng: Học trong 1 năm. Dành cho các em Oanh vũ đã vượt qua bậc Cánh Mềm.
Tung Bay: Học trong 1 năm. Dành cho các em Oanh vũ đã vượt qua bậc Chân Cứng. Sau khi hoàn tất bậc Tung Bay, Đoàn sinh đã đủ tuổi để làm lể lên Ngành Thiếu.

5. Giờ Học Hoạt Động Thanh Niên: Đây là một trong bốn bộ môn chính của GĐPT. Bao gồm 7 bộ môn nhỏ sau:

Phương hướng.
Ước đạc.
Truyền tin.
Mật thư.
Gút.
Cứu thương.
Mưu sinh thoát hiểm.

Tùy theo Huynh Trưởng trực trong tuần lên kế hoạch giảng dạy một bô môn trong bảy bộ môn kể trên.

6. Văn Nghệ: Tổ chức định kì mỗi tháng một lần. Bổ sung các bài hát sinh hoạt cho Đoàn Sinh, hoặc tập để chuẩn bị cho các chương trình Văn Nghệ.

7. Sinh Hoạt Vòng Tròn – Kết Dây Thân Aí:

Sinh Hoạt Vòng Tròn: Thời gian mọi người trong GĐ giao lưu, sinh hoạt chung với nhau. Chơi các trò chơi vòng tròn. Các anh chị phổ biến các thông báo, nhắc nhở cho tuần sinh hoạt kế tiếp…

Kết dây thân ái: Vòng tròn đan tay nhau, bắt chéo tay. Tay phải đặt trên tay trái. Đồng thời hát bài Dây Thân Ai (tác giả Lê Lừng): Dây thân ái lan rộng muôn nhà. Tay sắp xa nhưng tim không xa. Vui tươi ta biết trong lòng nhớ lòng. Ca hát vang trong không gian đơm hoa. Đường tuy xa nhưng tình bao la. Tiến bước theo hương thơm nhà lưu truyền. Dù cách xa ngàn dặm nhưng gần. Gan thép ta chia tay đừng buồn.