G.Đ.P.T HUYỀN QUANG
NĂM UẨN
I. CON NGƯỜI LÀ GÌ?Để trả lời câu hỏi này có rất nhiều cách, tùy theo cách nhìn của người trả lời:
- 1. Con người là do ngũ uẩn hợp lại
- 2. Con người là tập hợp của lục căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý)
- 3. Con người là tập hợp của tứ đại (đất, nước, gió, lửa )
- 4. Con người chính là do 12 nhân duyên.
- 5. Con người là tập hợp của các bộ máy: hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa, thần kinh hệ v..v..
- 6. Bài học của chúng ta hôm nay nhằm trả lời câu hỏi trên theo cách thứ nhất.
II. NGŨ UẨN LÀ GÌ?
Ngũ= năm; uẩn= nhóm, kết hợp
-
Ngũ uẩn là năm nhóm kết hợp với nhau tạo thành cái mà ta gọi là con người. Đó
là:
Sắc uẩn, Thọ uẩn, Tưởng uẩn, Hành uẩn và Thức uẩn.
- 1. Sắc uẩn: đó chính là hình hài vật chất, là cơ thể (body). Sắc uẩn do 4 đại họp thành (đất= chất cứng như thịt, xương, răng, tóc v..v.. ; nước: chất lỏng như mồ hôi, nước mắt, nước bọt v..v..; gió: hơi thở vào, ra; lửa: hơi nóng, nhiệt độ của cơ thể).
- 2. Thọ uẩn: những cảm giác về thân và tâm, như đau, nhức, êm ái, ngứa, vui, buồn, v..v.. Có 3 loại thọ uẩn: lạc thọ (cảm giác vui sướng); khổ thọ (cảm giác đau khổ); xả thọ (cảm giác không vui sướng, không khổ đau).
- 3. Tưởng uẩn: khả năng ghi nhận, nhớ lại những hình ảnh, âm thanh, mùi vị, cảm giác v..v.. do thân và tâm đem lại. Ví dụ: nghe -----> nhớ -----> vui (giận, buồn).
Nếu mắt nhìn mà không có mặt của nhãn thức thì tuy nhìn mà không thấy gì cả. Tuy tai chăm chú nhưng không có nhĩ thức thì cũng không nghe gì cả v.v...
Sắc uẩn là phần vật chất, 4 uẩn còn lại là phần tâm lý.
Mỗi cá nhân là sự phối hợp của năm uẩn ấy.
Năm uẩn không tồn tại độc lập mà thường kết hợp với nhau. Ví dụ: thọ đi liền theo tưởng và tưởng đi liền theo thọ (nghe chê thì buồn, khi hết nghe rồi mà nhớ lại tiếng chê cũng buồn v..v..).
Năm uẩn thay đổi luôn, cái này kết hợp với cái kia, không theo thứ tự nào, hiện ra rồi biến đi tạo ra một biển cảm giác gồm những hiện tượng tâm-vật-lý sanh diệt không ngừng nghỉ. Do vậy cái TA chỉ là một tiến trình luôn biến đổi chứ không phải là một thực thể trường tồn bất biến.
III. BÀI HỌC RÚT RA TỪ NGŨ UẨN:1. Tất cả chúng sanh đều là những hình thành kết hợp từ ngũ uẩn, mọi người đều giống nhau về vật chất (thân tứ đại) với sinh, già, bệnh, chết, và tinh thần (thọ tưởng, hành, thức) với ham vui sợ khổ, tham sống sợ chết. Vậy ta phải học để thực hành từ bi và hỷ xả; thương yêu chúng sanh như người thân của mình. Không làm cho người khác những gì mình không muốn người ta làm cho mình.
2. Con người với những ngũ uẩn rất vô thường. Có đó rồi mất đó (1 hơi thở ra không vào hay vào không ra là chết). Mặc dù vậy ta không chán nản hay than khóc cho số phận ngắn ngủi của con người, mà phải tinh tấn tu học, trau dồi
lòng từ bi và trí tuệ, làm lợi mình lợi người để mỗi phút giây đều sống tỉnh thức và xứng đáng là đứa con ngoan của đức Thế Tôn.
3. Đức Phật dạy: Ngũ uẩn tụ, phiền não kết. Vậy, cố gắng tách rời 5 uẩn để được an lạc. Ví dụ: nghe chê thì buồn lúc đó thôi, đừng nhớ nghĩ để rồi cứ nhớ tới và mỗi lần nhớ là mỗi lần buồn lại.
-
4. Cố gắng giảm bớt sự kết tụ của 5 uẩn, ví dụ:
- a. Khi vui đừng hứa (để tránh những điều khó khăn sau này khi tỉnh táo lại).
- b. Khi giận đừng nói (để đừng biến mình thành mồi lửa sân hận).
5. Cố gắng tinh tấn ngồi thiền để theo dõi hơi thở, quán xét phản ứng của thân và tâm mình trước những cảm thọ và tập làm chậm lại những phản ứng ấy.
(Tài liệu tham khảo: Đức Phật & Phật Pháp + bài giảng của Sư Cô Trí Hải tại đạo tràng Tuệ Uyển)
CÂU HỎI:- 1. Ngũ uẩn là gì?
- 2. Định nghĩa: con người ngũ uẩn, sắc, thọ, tưởng, hành, thức; sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp.
- 3. Tại sao nói: mắt là biển của người, tai là biển của người v..v.. Ai vượt qua được
- 4. Những bài học rút ra từ Ngũ Uẩn.
- 5. Tại sao nói: ngũ uẩn giai không (5 uẩn không có tự tánh)? [nhắc lại: trong bài tụng Kinh Tinh Yếu Bát Nhã Ba La Mật, chúng ta thường nghe: Bồ tát Quán Tự Tại khi quán chiếu thâm sâu Bát Nhã Ba La Mật bỗng soi thấy năm uẩn đều không có tự tánh. Thực chứng điều ấy xong Ngài vượt thoát tất cả mọi khổ đau ách nạn].
- 6 biển lớn này chính là bậc đại nhân (đại nhân = con người cao thượng, cao quí).
THE FIVE AGGREGATES
(5 SKANDHAS)I. WHAT MAKES A HUMAN BEING?
-
There are many angles to look while attempting to answer this question:
- 1. Human being is comprised of 5 skandhas or aggregates or heaps.
- 2. Human being is comprised of 6 components: eyes, ears, nose, tongue, body, and mind.
- 3. Human being is comprised of 4 elements: earth, water, wind/breath, fire
- 4. Human being comes from 12 causes.
- 5. Human being is comprised of lungs, heart, nervous system, kidneys, stomach, and blood. Our focus of this lesson is to answer the previous question using the first angle.
- 1. FORM: This is the physical component or the body. Form consists of 4 elements:
- a. Earth: hard/solid components such as flesh, bone, teeth, hair ...
- b. Water: liquid components such as sweat, tear, blood, saliva ...
- c. Wind: breath, air, gas
- d. Fire: the body heat or temperature
- 2. FEELINGS: these are feelings or sensations we have while in contact with the world: pain, itch, joy, sadness... There are 3 kinds: feelings of happiness, feelings of suffering, and feelings of neither happiness nor suffering.
- 3. PERCEPTION: This is an ability to associate the current sensations with past experiences which is accompanied by feelings of happines or sufferings.
- 4. MENTAL FORMATION: these are intentions of the body, mouth (words), and mind. Whether actions are taken or words spoken, mental formation may already be formed.
- 5. CONSCIOUSNESS: this is the ability to acknowledge the sensations behind our 6 senses: eye, ear, nose, tongue, body, and mind. Consciousness turns what we look at into what we see; what we listen to into what we hear ....
- 1. What are the 5 skandhas/aggregates?
- 2. Define: 5 skandhas, form, feelings, perception, mental formation, consciousness; 6 components: eyes/sight, ear/hearing, nose/smelling, tongue/taste, body, mind.
- 3. Explain: "eyes are sea of man, ears are seas of man ...whoever reaches the other shore of the "6 seas of suffering" is called the man of highness
- 4. The lessons learned from the 5 skandhas.
- 5. Explain: "The 5 skandhas are empty of a separate self".
II. WHAT ARE THE FIVE AGGREGATES?
-
The 5 skandhas/aggregates are: form, feelings, perception, mental formation,
and
consciousness.
Human being comprises of 5 skandhas. These 5 are not independent but are interdependent on each other. Their coexistence gives rise to the human experience: praise makes us happy, disapproval makes us sad.
The 5 skandhas combine then separate then combine in unpredictable ways and give us seas of sensations which are endless. What we call "the human being" or "individuality" or "self" is actually a temporary instance of these 5 skandhas; it is being different from the immediately previous one and also the next one. (The whole process of these psycho-physical phenomena which are constantly becoming and passing away, is at times called, in conventional terms, the self or attã by the Buddha; but it is a process and not an identity that is thus termed).
III. WHAT WE LEARN FROM THE 5 SKANDHAS:
1. Mankind consists of 5 skandhas. Everyone is alike in physical characteristic which go through cycle: birth, aging, sickness, death and in mental characteristics with love, joy, fear, suffering and hold on to life, fear death. Knowing this, we should learn to practice compassion and forgiveness: love people as we love our family. Don't do unto others what we don't want done to ourselves.
2. The 5 skandha life is impermanent. But we don't have to be depressed about life. On the contrary, we should persevere with our training in compassion and wisdom to help both ourselves and others to live each moment fully and with complete awareness. This makes us deserve to be disciples of the Buddha.
3. The Buddha said: When the 5 skandhas combine, suffering exists. By preventing the skandhas from combining we reduce sufferings and enjoy more peace. For example we should control our perceptions so as not to relive past sufferings.
4. When filled with feelings of happiness or sufferings, we should act responsibly and refrain from making promises or statements which cause sufferings for ourselves or others.
5. Practice meditation and breathing exercise and apply control to reactions to stimulus.
QUESTIONS:
Category: Trung Thiện , Phật Pháp Ngành Thiếu
Posted: 26 February 2025 by MINH HẠNH - Lưu Đức Hồng Phúc