G.Đ.P.T HUYỀN QUANG

HẠNH LẮNG NGHE
LISTENING QUALITY

I. EM NGHE:

Em thường nghe bài quán nguyện về hạnh lắng nghe như sau:

Lạy đức Quán Thế Âm Bồ Tát, chúng con xin học theo hạnh Bồ Tát, biết lắng tai nghe cho cuộc đời bớt khổ. Ngài là trái tim biết nghe và biết hiểu. Chúng con xin tập ngồi nghe với tất cả sự chú tâm và thành khẩn của chúng con. Chúng con xin tập ngồi nghe với tâm không thành kiến. Chúng con xin tập ngồi nghe mà không phán xét, không phản ứng. Chúng con nguyện tập ngồi nghe để hiểu. Chúng con xin nguyện ngồi nghe chăm chú để có thể hiểu được những điều đang nghe và cả những điều không nói. Chúng con biết chỉ cần lắng nghe thôi, chúng con cũng đã làm vơi bớt rất nhiều khổ đau của người khác rồi.

II. EM SUY NGHIỆM:

Thì ra hạnh lắng nghe là một bồ tát hạnh (hạnh nguyện của một vị bồ tát). Thật vậy, lắng nghe thật là một nghệ thuật tuyệt vời. Nếu biết lắng nghe, ta có thể làm cho người đối diện vơi bớt phiền não khổ đau và cũng có thể làm cho chính tâm của chúng ta được nhẹ nhàng, an lạc và thảnh thơi nữa. Hãy tưởng tượng một người bạn thân đang tìm đến ta để tâm sự kể lể với ta những phiền muộn riêng tư đang chất chứa trong lòng. Nếu ta biết ngồi yên lặng, chăm chú theo dõi lời bạn nói với tất cả tâm chân thành của chúng ta, nếu chúng ta nghe với tâm vô tư không phản ứng, không phê phán, không thành kiến thì sau khi trút hết ra, bạn ấy sẽ cảm thấy nhẹ nhàng biết bao cũng như cảm nhận được tình bạn của ta đối với bạn ấy rộng lớn như thế nào. Tại sao? Bởi vì thường người ta chỉ thích nghe những gì có lợi cho mình, những lời tâng bốc hoặc khen tặng mình, chứ hiếm ai chịu mất thì giờ, công phu ngồi nghe chuyện buồn của người khác. Một số người khác thì khi nghe người ta nói ra một điều gì, chỉ để Ỷ đến lỗi lầm của người ta rồi soi mói, phê phán và có thể sẽ lên mặt dạy dỗ, khuyên bảo để chứng tỏ mình khôn ngoan hơn, giỏi hơn, hay đạo đức, gương mẫu hơn. Thái độ này chỉ làm cho người kia càng buồn tủi, phiền muộn hơn chứ không giải quyết được gì cả. Vì thế, sự lắng nghe với tâm hoàn toàn vô tư thành khẩn tự nó đã là phương thuốc nhiệm mầu làm vơi đi khổ đau phiền não nơi người kia rồi.

Ngoài ra sự lắng nghe những âm thanh trong thiên nhiên như tiếng chim hót, tiếng gió thổi, tiếng lá thông rì rào, tiếng suối róc rách, tiếng lá rụng v.v....còn có thể đem lại sự an lạc, tâm ta ở trong một trạng thái hoàn toàn cởi mở, và buông xả một cách sâu xa. Từ đó ta còn có thể nghe được những tiếng nói từ nội tâm ta nữa. Khi ta cùng với một người thân chia xẻ khung cảnh thiên nhiên tĩnh mịch này, chúng ta có thể nghe được "cả những điều không nói" từ người bạn, từ thiên nhiên (của chim chóc, suối nguồn, cây lá, gió v.v...) và chính từ nội tâm mình. Đó là những cơ hội cho chúng ta thực tập chánh niệm hay nhất.

III. EM TU TẬP:

Để thực tập hạnh lắng nghe, em phải thực tập "mở rộng lòng thương" và "buông xả". Từ đó em có thể thoát ra khỏi Ỷ niệm thương ghét, đố kỵ v..v..Chỉ khi em không còn bám víu vào tâm phân biệt: thương người này ghét người kia, thân ta quí, thân người tồi, ta đúng, người sai v.v...thì ta mới thực hành tốt hạnh lắng nghe và đem lại an lạc cho người chung quanh được.

Hằng ngày em luôn nhớ thực hành thiền - dù 5 hay 10 phút - một cách đều đặn, với tâm từ đem "mắt thương nhìn cuộc đời", không chỉ lo cho người thân mà hồi hướng đến mọi loài chúng sanh, mong cho mọi loài sống trong hòa bình, an lành. Em cũng tập lắng nghe thiên nhiên dù cỏ cây hoa lá không nói một lời nào nhưng xuyên qua đó em nghe được âm thanh vi diệu của Phật Pháp và điều này nuôi dưỡng tâm hồn em làm cho mỗi ngày phong phú thêm.

Cuối cùng, hạnh lắng nghe là sự lập nguyện của ta. Ta nguyện lắng nghe nỗi khổ của mọi người quanh ta, đang cần ta chia xẻ, ta nguyện lắng nghe với tâm chân thành, với hy vọng làm vơi bớt khổ đau của họ; chứ không phải ta bắt người khác phải lắng nghe mình! Ta phải Ỷ thức rất rõ điều này để khỏi trở thành tác dụng ngược lại (phản tác dụng) nghĩa là thay vì làm cho người vơi bớt khổ đau ta lại làm tăng thêm đau khổ phiền não; thay vì đem lại bình an cho mọi người chung quanh, ta làm cho mọi việc càng rối tung lên vì cách làm thiếu trí tuệ của mình!

Tóm lại, muốn thực hành hạnh lắng nghe này, chúng ta phải thật sự sống trong chánh niệm tỉnh thức, an trú trong cái thiện tâm từ bi tự nhiên bao dung của mình.

I. I HEAR:

I often hear the following aspiration to learn the listening quality: "We invoke your name, Avalokiteshvara. We aspire to learn your way of listening in order to help relieve the suffering in the world. You know how to listen in order to understand. We invoke your name in order to practice listening with all our attention and open-heartedness. We will sit and listen without any prejudice. We will sit and listen without judging or reacting. We will sit and listen in order to understand. We will sit and listen so attentively that we will be able to hear what the other person is saying and also what is being left unsaid. We know that just by listening deeply we already alleviate a great deal of pain and suffering in the other person."

II. I CONTEMPLATE:

I like to talk: Not only do I like to talk but I also like for others to agree with me, to appreciate and acknowledge me. I also like to have ‘the last words’ in and I especially hate it when people hang up on me! When I can express all that’s bottled up in me, I feel understood and less apprehensive about things. On the contrary, when people talk, I already know where they’re going with it. I can’t wait to tell them my experience or my better ideas. If only they can hear my better response! I usually tell them: "Not bad idea, but the best way to do this is Listen to this."

Why should I listen to you so emphatically? I listen to you so emphatically because at the present moment, you have my full attention. I want when I look back, I won’t regret having missed the opportunity to understand you. to hear all you have to say; I want to appreciate your feelings; I want to pick up your body language; I don’t want to miss what you intend to communicate to me including what is left unsaid. Only by listening to you this way can I fully honor you and your words.

In the future, When I listen to you emphatically, I give you all the time you need to share your feelings. I trust that, in return, you will take the time to listen to me when and if I have something to say.

Often when I am stubborn with an idea, I shut people out because I don’t want them to change my mind. I take a big risk when I listen to you with all my heart because you may convince me with your arguments. However, I’m willing to risk changing my position and I hope you are willing to do that too.

III. I PRACTICE:

When you don’t want to talk: There are times when you may not feel safe to share very personal things or sensitive things with me. In those cases, I need to make you feel safe by sharing myself with you. The more authentic and intimate things I’m sharing with you, the more you’ll feel safe to speak your mind.

My attention is very short; I can’t focus long: With practice and meditation, I will increase my ability to concentrate and listen. Meanwhile, I practice to mentally repeat the last word of every sentence you speak. By doing this, I can follow you effectively and I can even repeat what you said.

How do I quiet the thoughts in my head to listen to you? Again, this also relates to my ability to concentrate and I will improve it by meditating.

ớ Maintain my breathing: long and slow. ớ Notice my urges to interrupt, judge, evaluate, defend, explain, counter and notice them disappear. Concentrate on long and slow breathing. ớ Encouraging you to speak more so you open up more. Use punctuations such as: I see. I hear you. What else works for you? What else doesn’t work for you? I can increase my concentration on you by: ớ Being in the frame of mind that you are most important to me and there’s nothing I rather do than listening to you and help you speak you mind. Focus my eyes on the space between your nose and upper lip.

SUMMARY:

Being able to listen to you and others is important to me. I vow to practice listening with the quality inspired by the Bodhisattva Avalokiteshvara. I listen without prejudice so I can understand you to contribute to you and let you contribute to me. I’ll practice meditation and living in mindfulness to improve my ability to listen to you and to others.

I also will practice listening to nature so I can hear the wind, the bird singing, the leaves in the tree. By listening to nature, I connect with nature at a deep level. I realize I’m one with nature - I have never been born; I have never died. This gives me peace and relieves my fear of death.


Category: Bậc Sơ Thiện , Phật Pháp Ngành Thiếu

Posted: 20 Feb 2025 by MINH HẠNH - Lưu Đức Hồng Phúc