G.Đ.P.T HUYỀN QUANG
NGHỆ THUẬT NGHE PHÁP THOẠI
HOW TO LISTEN TO DHARMA TALK
I. Em nghe:
PHÁP THOạI là một buổi nói chuyện Ðạo, một buổi giảng Phật Pháp, một buổi học giáo lý dưới dạng nói chuyện. Nghe Pháp thoại cũng cần phải rất thận trọng, như học Kinh vậy.
Nghe pháp thoại không chỉ là học giáo lý mà còn là tu tập. Chúng ta không chỉ nghe bằng lổ tai và trí óc mà còn phải nghe bằng chính những kinh nghiệm của riêng mình, dùng những khổ đau phiền não mà mình đã trải qua để kiểm nghiệm lại. Người nói Pháp cũng vậy, họ cũng nói từ những kinh nghiệm khổ đau có thật mà họ đã kinh qua. Những bài pháp thoại mà người nói chỉ dựa vào sách vở, lý thuyết và người nghe cũng chỉ tiếp nhận bằng lý luận, suy nghĩ v.v... thì chưa được gọi là thành công. Một bài pháp thoại thành công là khi nó "rơi" vào lòng người nghe thì nó khơi dậy được ở người nghe những hạt giống tuệ giác có sẵn trong họ; họ bắt gặp được trong lời giảng những sự đồng dạng với những kinh nghiệm sống của họ, những phiền não mà họ đã trải qua trong cuộc sống trước mặt. Nghe có nghệ thuật là trong khi nghe và sau khi nghe, thính giả có được sự chuyển hóa trong tâm mình, những hạt giống khổ đau đã chuyển hóa thành sự an lạc, như đã biết dùng những khổ đau đó làm phân bón cho niềm an lạc được kết trái đơm hoa.
II. Em suy nghiệm:
Thái độ để nghe một bài pháp thoại rất là quan trọng. Khi nghe mình phải để tâm vào lổ tai, phải lắng nghe thì mới hiểu được người giảng Pháp đang nói gì. Khi đã hiểu sâu lời người ấy nói thì tâm ta liền tự nhiên tiếp xúc được với người nói, với nội dung Phật Pháp mà người ấy muốn trao truyền, và tự nhiên liên hệ được với chính tuệ giác sẵn có nơi mình, với những kinh nghiệm, những phiền não khổ đau mà mình đã trải qua, và có khi ngay lúc đó mình chuyển hóa được những lo âu thành niềm vui và hy vọng. Do vậy có nguời đã nói rằng Phật Pháp là liều thuốc chữa được cả tâm bệnh và thân bệnh vì như các bác sĩ đã cho biết khi tâm ta an lạc thì các tế bào trong cơ thể ta cũng an lạc mà còn gấp 10 lần hơn. Như vậy nghe pháp thoại cũng chính là tu tập và thực tập chánh niệm vậy. Em thường đọc trong kinh rằng khi Phật nói xong một bài Kinh thì nhiều vị chứng đắc, rõ ràng đức Phật là người nói Pháp thoại tuyệt vời và các vị đại đệ tử của Ngài là những người đã đạt đến thiện xảo trong nghệ thuật nghe Pháp Thoại vậy. Và chứng đắc tức là tuệ giác của họ được khai mở, họ thấy như đức Phật đã thấy, cảm nhận như Ðức Phật từng cảm nhận; từ đó thấy được sự thật của các pháp.
III. Em tu tập:
Em tập nghe pháp thoại đúng cách chính là em đã thực tập chánh niệm tỉnh thức vậy. Thường thường nếu nghe pháp thoại trong một buổi tu học thì có đông người nghe do đó trước hết, em phải giữ im lặng tuyệt đối khi nghe pháp thoại. Trong các giờ Phật Pháp ở Gia Ðình cũng vậy, bắt đầu vào giờ thì tất cả chúng ta niệm danh hiệu Phật như là một nhắc nhở chúng ta thái độ trang nghiêm để đón nhận bài Phật Pháp.
Nghe Pháp không chỉ bằng tai mà còn bằng cả tâm hồn mình. Nói theo danh từ nhà thiền, nghe Pháp là phơi mở mảnh đất tâm của mình cho pháp thoại thấm vào như những giọt mưa tưới tẩm những hạt giống thiện lành sẵn có để nó đơm bông kết trái hay chuyển hóa những phiền muộn, tiêu cực thành an lạc, nhiệt tình v..v..
Phật Pháp còn gọi là Pháp nhũ (nhũ = sữa) nên nghe Pháp là uống sữa ngọt để nuôi lớn tuệ giác sẵn có nơi mình, hướng dẫn mình đi đúng con đường tu tập đạo giải thoát, soi sáng những lời nói, ý nghĩ, và việc làm của mình.
Em nguyện không bao giờ nói chuyện, làm ồn hay làm điều gì ảnh hưởng việc nghe Pháp của những người chung quanh.
Em nguyện nghe Pháp đúng cách - dù là nghe băng một mình hay nghe với tập thể - để việc nghe Pháp vừa đem lại lợi ích cho mình và cho mọi người ngay lúc được nghe Pháp.
Em tự hứa với mình cố gắng tham dự những buổi Pháp thoại tổ chức tại Chùa hay trong các khóa tu học để mảnh đất tâm của mình được săn sóc tốt, mong một ngày nào đó sẽ có khả năng cứu độ mọi loài giải thoát khỏi khổ đau phiền não.
I. I HEAR:
When I listen to Dharma talk, I touch the three Jewels in me: ớ I open my heart so the Dharma talk can touch the Buddha within me thus waking up the seeds of Compassion and Understanding in me. ớ I value the Dharma talk that’s being transmitted to me. These words came from the Buddha and are spoken here on behalf of the Buddha to the benefits of all beings. ớ I ‘m grateful to this Sangha and this speaker; both help me practice the lesson being taught. Their support and experience are valuable to my practice.
I’m filled with gratitude for this opportunity to be here and now and to have a chance to learn and grow my Compassion and Understanding.
II. I COMTEMPLATE:
I can’t learn if my mind is too full right this moment: When my mind is occupied by the past or lost in the future, it’s full and no learning is possible for me. I must free myself from other worldly worries and concentrate on this moment; only then can my practice gains from this experience.
I’m practicing the listening quality: When I listen, I’m practicing the listening quality of the Bodhisattva Avalokiteshvara: I listen without prejudice, criticism, and comparison. I listen for what’s being said and also what’s left unsaid. I listen also to the noises in my mind that compete to distract me.
I’m open to listen as if it will alter my life in a significant way: To fully benefit from this Dharma talk, I must listen to it not only from an open mind but also from an open heart. I must be open to receive this Dharma talk as if it can change my life significantly. This is the risk I’m willing to take because I’m not holding on to what’s mine in a way that excludes all teachings. To approach this Dharma talk in this manner frees my mind from all attachments and allows me peace of mind.
III. I PRACTICE:
I listen as I would listen to the Buddha himself: I value the words spoken here as if I’m listening to the Buddha himself. I’m not attached to the personality, charisma, identity, or any other personal specifics of the speaker; rather, I respect the speaker as a teacher and value his contribution to my practice.
I listen and grasp the main idea of the talk: When I listen, I follow the ideas and the examples of the Dharma talk and try to relate to other ideas and examples previously mentioned. I try to tie the ideas together so I can arrive at the main ideas of the talk. Also the speaker’s knowledge, skillfulness in developing ideas and making the speech interesting will benefit me in my speeches.
I free my mind from distractions to get ready: If I have an event or a thought that may burden my mind and thus prevent me from being with this Dharma talk, I need to get rid of such burdens. I do that by sharing them with someone, preferably close to me, and complete my thought about it. Once completed, the thoughts will not bother me any longer.
I listen with all my mind and heart. I open myself for change, growth, and repentance:
I have an issue or a situation in my life in which I can use a breakthrough. I’m listening to this Dharma talk with the intention to transform this Dharma talk with the intention to transform this to other people. I may even solidify this commitment by sharing it with people because the more people acknowledge my effort, the more firm I become with this commitment.
Category: Bậc Sơ Thiện , Phật Pháp Ngành Thiếu
Posted: 20 Feb 2025 by MINH HẠNH - Lưu Đức Hồng Phúc