G.Đ.P.T HUYỀN QUANG
VUA SI VI
KING SIVI
Ngày xưa ở Ấn Ðộ có vị vua hùng mạnh Si-Vi (Sivi) trị vì kinh thành A-Rít-Tha-Pu-Ra (Arithapura) thuộc vương quốc Si-Vi. Nhà vua sinh được một hoàng tử cũng đặt tên là Si-Vi.
Ðến tuổi trưởng thành, thái tử đi Tắc-Xi-La (Taxila) học tập. Lúc trở về, nhờ đầy đủ thông minh kiến thức, thái tử được phụ hoàng đề cử giữ chức phó vương trong nước.
Khi vua cha qua đời, thái tử Si-Vi lên làm vua, cai trị dân chúng rất công bình và nhân đức. Nhà vua cho thiết lập sáu trại tế bần ở kinh đô, bốn trại tại các cổng thành và hai trại bên ngoài hoàng cung. Mỗi ngày nhà vua bố thí khoảng sáu trăm ngàn đồng tiền cho dân nghèo. Mỗi tháng vào các ngày mồng tám, mười bốn và rằm nhà vua đến thăm các trại này và giám sát để công việc phân phát tiền bạc cho kẻ nghèo được nghiêm chỉnh thi hành.
Vào một ngày trăng tròn, vua Si-Vi ngồi trên ngai vàng dưới cây lọng che và suy nghĩ đến những việc mà đức vua đã làm giúp đỡ cho dân chúng: "Về vật chất không có cái gì mà ta đã không cho. Nhưng sự bố thí này chưa làm ta thỏa mãn. Ta muốn bố thí những vật thuộc hoàn toàn của chính thân ta. Hôm nay, khi đến trại tế bần, nếu có ai muốn xin một bộ phận nơi thân thể ta, ta sẽ vui lòng cho họ phần đó. Nếu kẻ nào bảo rằng họ cần người nô lệ, ta sẽ cởi áo cẩm bào và tới đó làm công việc của người đầy tớ để giúp họ. Nếu có người xin ta cặp mắt, ta sẽ móc chúng ra ngay khỏi đầu để cho họ".
Nhà vua tắm với mười sáu bình nước hoa và mặc y phục sang trọng. Sau khi dùng bữa ăn thịnh soạn, đức vua cỡi trên thớt voi được trang hoàng rực rỡ và đi ra nơi phát chẩn.
Ðế Thích (Sakka) vua của hàng chư thiên có ý định thử nhà vua. Ngài nghĩ rằng: "Vua Si-Vi quyết định bố thí cho bất cứ người nào xin cặp mắt của ông ta. Khi gặp dịp ta sẽ thử xem nhà vua có thể thực hiện được sự hy sinh cao cả này hay không".
Vua Ðế Thích liền cải dạng làm vị tu sĩ Bà La Môn (brahmin) mù lòa đứng bên ngoài nhà tế bần. Lúc nhà vua cỡi voi đi tới, ông liền đưa tay ra kêu xin: "Tâu đại vương, không nơi nào trên thế gian không nghe tiếng tăm về những việc làm phước đức của hoàng thượng. Như nhà vua đã thấy là tôi bị mù. Ðức vua có đủ hai con mắt. Tôi từ xa đến đây mong bệ hạ bố thí cho tôi xin một con mắt của ngài". Nhà vua suy nghĩ: "Ðây chính là điều mà ta đã nghĩ tới trong cung điện hôm nay. Tâm nguyện của ta sẽ được thành tựu. Ta sẽ bố thí một món quà mà từ trước nay không ai có thể làm." Ðức vua quay người sang hỏi vị Bà La Môn: " Ai bảo ngươi đến xin con mắt của ta? Ðó là bộ phận quan trọng nhất nơi thân thể con người và khó lòng lấy ra cho".
- "Tâu đại vương, Ðế Thích, vua của chư thiên bảo tôi đến xin con mắt của ngài. Người ta nói rằng bố thí con mắt là món quà quý báu nhất hơn tất cả. Mong vua Si-Vi đừng từ chối. Hãy cho tôi xin một con mắt của ngài". - "Này đạo sĩ Bà La Môn, ngươi muốn xin ta một con mắt. Ta sẽ cho ngươi cả hai con". Nói xong, nhà vua bảo vị Bà La Môn, theo ngài trở về hoàng cung.
Tin nhà vua muốn bố thí cặp mắt cho đạo sĩ Bà La Môn mù được loan ra khắp kinh thành. Các hoàng hậu, thống soái, thượng thơ và quần thần đã thỉnh cầu đức vua: "Tâu bệ hạ, xin ngài đừng cho cặp mắt. Bệ hạ nên bố thí tiền bạc, ngọc ngà và san hô. Hãy cho ngựa, voi, xe và vải kim tuyến. Có thể cho những vật dụng quý báu nhất của bệ hạ, nhưng xin ngài hãy giữ gìn long thể an toàn và khỏe mạnh để giúp đỡ các thần dân trung thành của bệ hạ. Chúng tôi van xin đừng bố thí cặp mắt của hoàng thượng".
"Trẫm đã phát nguyện bố thí bất cứ vật gì mà người ta xin trẫm. Nếu trẫm không giữ đúng lời nguyện, trẫm sẽ phạm một trong những điều tội lỗi nhất. Thần thức trẫm sẽ bị đe dọa và trẫm sẽ bị đọa xuống cõi địa ngục của Diêm Vương (Yama). Không có ai xin, trẫm sẽ không bố thí vật gì. Nhưng vị tu sĩ Bà La Môn đã van nài xin cặp mắt của trẫm cho nên trẫm phải giữ lời hứa".
Các quần thần thưa: "Bệ hạ mong được điều gì khi bố thí cặp mắt của bệ hạ? Do nguyên nhân nào khiến bệ hạ hành động như thế? Vì giá trị sự sống, sắc đẹp, nguồn vui hay quyền lực? Tại sao đại vương Si-Vi đã phải bố thí cặp mắt ngài vì phước báu kiếp sau?"
- "Khi bố thí cặp mắt, trẫm không mong cầu được danh vọng, giàu sang, vương quốc hay nhiều hoàng tử. Hạnh nguyện bố thí là con đường đạo đức của các thánh nhân. Lòng trẫm cảm thấy tràn ngập nguồn vui khi nghĩ đến việc bố thí".
Nhà vua quay sang vị y sĩ giải phẩu và nói: "Này Si-Va Ca (Sivaka), ngươi là bạn và bề tôi của trẫm. Ngươi nên làm theo lời trẫm yêu cầu. Hãy lấy cặp mắt của trẫm ra với bàn tay thiện xảo của ngươi và trao tặng cặp mắt ấy cho vị tu sĩ Bà La Môn mù lòa này".
-"Tâu bệ hạ, xin ngài nên suy nghĩ kỹ lại. Ðem cho cặp mắt của bệ hạ không phải là một việc tầm thường". -"Này Si-Va-Ca, trẫm đã suy nghĩ rồi. Ðừng chậm trễ và nói nhiều trước mặt trẫm. Theo lệnh trẫm, ngươi hãy lấy cặp mắt của trẫm ra".
Vị y sĩ giải phẫu do dự nhưng rồi vẫn phải mổ lấy cặp mắt của nhà vua ra theo ý muốn của ngài. Sự đau đớn thật lớn lao, tất cả các quần thần đều quỳ cúi xuống nơi chân đức vua, khóc lóc và kêu than: "Trời ơi! Thưa bệ hạ, tại sao bệ hạ làm vậy? Bệ hạ hy sinh cặp mắt của bệ hạ".
Nhà vua im lặng nhận chịu sự đau đớn và không thốt một lời nào. Sau đó, nhà vua bảo vị tu sĩ Bà La Môn đến gần. "Này, đạo sĩ Bà La Môn hãy nhận lấy cặp mắt của trẫm để lắp vào nơi lỗ hổng không trông thấy của ngươi. Con mắt của sự giác ngộ sâu xa sẽ ngàn lần quý báu hơn con mắt của người thế tục này. Nhờ ngươi mà ta có cơ hội để bố thí". Ðạo sĩ Bà La Môn lấy cặp mắt của nhà vua, áp vào nơi hai lỗ trống con mắt của mình và rời khỏi cung điện. Vừa ra đến ngoài cổng thành, ông hồi phục lại nguyên hình (Ðế Thích) và trở về thiên giới.
Nhà vua bấy giờ bị mù, ngài ở luôn trong hoàng cung, không thể đi lại tự do. Vài hôm sau, đức vua suy nghĩ: "Người mù làm sao có thể điều khiển công việc quốc gia. Ta nên trao vương quốc này cho các triều thần và sẽ vào nơi công viên sống ẩn như một nhà tu khổ hạnh". Ðức vua cho mời các quan đại thần đến và nói cho họ biết về điều nhà vua dự định làm: "Trẫm chỉ cần một người đi theo với trẫm mà thôi. Ông ta sẽ chăm sóc và dẫn dắt trẫm khi đi đường".
Nhà vua bảo đánh xe ngựa lại cho ngài. Nhưng các quần thần đã không muốn đức vua bước lên xe ngựa. Họ mang kiệu bằng vàng đến và cung nghinh ngài tới công viên. Sau khi sắp đặt chỗ ở an toàn cho nhà vua, họ để lại một người hầu cận và tất cả trở về hoàng cung.
Vua Ðế Thích nơi cõi trời nhìn xuống thấy vua Si-Vi đang tọa thiền ở công viên, ngài liền nghĩ: "Ta sẽ ban cho nhà vua một phần thưởng bằng cách giúp cho mắt của ngài sáng lại".
Vua Ðế Thích trở xuống trần gian với hình dáng đích thực của mình và đứng trước đức vua mù lòa. Nhà vua nghe bước thân lạ liền hỏi: "Ngươi là ai và ngươi muốn ta giúp việc gì?"
-"Ta là Ðế Thích, vua của hàng chư thiên, và từ cõi trời ta xuống đây thăm ngài. Ta muốn ban ơn cho đức vua thánh thiện. Hãy cho ta biết điều gì ngài mong ước". -"Này vua Ðế Thích, ta đã từ bỏ sự giàu sang, quyền thế và vô số tiền bạc của cải. Ta muốn chết và không thích gì nữa vì ta bị mù". -"Này vua Si-Vi, ngài yêu cầu ta ban cho sự chết, vì ngài bị mù lòa hay bởi ngài không muốn sống?". -"Thưa Ngài, vì tôi bị mù". -"Này vua Si-Vi, ngài đã bố thí vì nghĩ đến phước báu tương lai. Người ta xin ngài một con mắt, nhưng ngài lại hy sinh cho họ cả hai. Ngài hãy cho tôi biết sự thật tại sao ngài hành động như thế, rồi cặp mắt của ngài sẽ được phục hồi lại".
-"Thưa vua Ðế Thích, nếu Ngài muốn ban lại cho tôi cặp mắt, xin Ngài hoàn trả chúng lại tôi như kết quả vì sự bố thí của tôi". -"Mặc dù ta là Ðế Thích, vua của hàng chư thiên, nhưng ta không thể cho ai con mắt được. Nay vì tâm bố thí cao cả của ngài, chứ không bởi lý do nào khác, mà cặp mắt được hoàn cho ngài".
Ðức vua hoan hỷ đáp: "Bất cứ ai đến yêu cầu tôi bố thí, tôi sẽ cho họ tất cả, chứ không suy tính gì hết. Nếu sự thật đúng như lời tôi nói xin một con mắt hãy trở lại với tôi." Ngay khi nhà vua vừa thốt ra những lời như vậy, một con mắt liền hiện ra nơi lỗ mắt trống của ngài.
Nhà vua nói tiếp: "Vị tu sĩ Bà La Môn đến gặp và xin tôi một con mắt, tôi đã cho ông ta cả hai. Hành động bố thí ấy đã mang lại cho tôi nguồn vui và an lạc lớn lao nhất. Nếu lời tôi nói là đúng sự thật, xin cho lại tôi con mắt khác".
Tức thì con mắt thứ hai hiện ra, và cặp mắt này được gọi là "Ðôi mắt của Chân Lý Tuyệt Ðối và Toàn Hảo".
Vua trời Ðế Thích dùng thần lực tạo ra cảnh thiên triều hội họp tại công viên. Ðế Thích nói với nhà vua: "Này vua Si-Vi, để ban thưởng cho hạnh nguyện bố thí cao cả của đức vua, nay tôi hiến tặng cho ngài cặp mắt thần. Ngài có thể nhìn thấy xuyên qua những bức tường, khối đá, núi đồi và thung lũng. Ngài còn thấy xa được mỗi phía hàng trăm dặm". Rồi Ðế Thích liền từ giã nhà vua để trở lại thiên đình.
Tháp tùng bởi các triều thần. Nhà vua trở về kinh đô, và giữa đám rước lễ nghi tưng bừng ngài tiến vào cung điện Căn-Ða-Ca (Candaka) hay "Mắt Chim Khổng Tước". Tin tức mắt nhà vua sáng lại được loan truyền khắp vương quốc Si-Vi và dân chúng đến viếng thăm đức vua cùng mang theo trên tay họ với những quà tặng.
Một hội trường lớn được dựng lên nơi cổng vào cung điện, và nhà vua ngồi trên ngai vàng dưới cái lọng của hoàng gia. Một đội trống tiến vào kinh thành để lôi cuốn tập họp quần chúng. Khi đám đông quy tụ đứng trước nhà vua, ngài lên tiếng ngõ lời với các thần dân: "Hỡi quốc dân xứ Si-Vi, nay quý vị đã trông thấy đôi mắt thần này, xin mọi người đừng bao giờ dùng thức ăn mà không nghĩ đến việc chia xẻ giúp đỡ kẻ khác. Ai trong các bạn, khi có người yêu cầu bố thí, ngay cả đến các vật thân thiết nhất mà lại nỡ lòng từ chối? Cặp mắt huyền diệu của trẫm là món quà tặng của thiên thần. Chúng có thể nhìn thấy xa hàng trăm dặm khắp mọi hướng xuyên qua bức tường, vách đá, núi đồi và thung lũng. Trẫm đã bố thí đôi mắt chết để nhận lại cặp mắt thần. Hỡi các thần dân của trẫm, hãy luôn luôn đem của cải bố thí cho người nghèo khổ. Hãy làm điều lành giúp đỡ tất cả chúng sanh và quý vị sẽ được thác sinh lên thiên giới".
Vào các ngày lễ và mỗi nửa tháng, vua Si-Vi đã thuyết giảng những điều như vậy cho mọi người, khuyến giáo họ hướng đời mình theo cuộc sống đạo đức. Dân chúng của nhà vua đã bố thí, làm những điều phước thiện, và cuối cùng họ được phước báu sinh lên cõi trời, sống đời đời hạnh phúc với hàng chư thiên.
Trích từ "Những mẫu chuyện tiền thân Ðức Phật"
In ancient India, the mighty King Sivi reigned in the city of Aritthapura which was in the Kingdom of Sive. A son was born to him whom he also named Sivi.
The prince reached manhood and went to Taxila to study. When he returned, he was filled with wisdom and knowledge, and his father made him viceroy of the kingdom.
After the King's death, Prince Sivi became king and ruled his people justly and well. He had six alms halls built in the city, four at the city gates and two outside the palace. Everyday six hundred thousand pieces of money were distributed to the poor. On the eighth, fourteenth and fifteenth days of the month, the King visited the alms halls to see the money was correctly given out.
On a day of the full moon, he sat on the royal throne under the state umbrella, thinking of all that he had done for his people:
"Of material goods there is nothing that I have not given. But this kind of giving does not satisfy me. I want to give something that is a part of myself. Today when I go to the alms hall, if anyone should ask for a part of my body, I shall gladly give it. If any man says that he needs a slave, I will take off my royal garb and go and do the work of a slave. If any man should ask for my eyes, I will forthwith take them out of my head and give to him."
He bathed in sixteen pitchers of perfumed water, and put on his finest garments. After a meal of choice food, he mounted a richly decorated elephant and went to the alms hall.
Sakka, the King of the gods, decided to test King Sivi. He thought: "King Sivi has determined to give his eyes to any man who should ask for them. When the time comes, I shall see whether he will be able to make this supreme sacrifice."
King Sakka disguised himself as an old blind Brahmin and stood outside the alms hall. When the King came riding by on his elephant, he stretched out his arms crying, "Great King, there is no place in all the world which does not echo with the fame of your good deeds. As you see, I am blind. You have two eyes. I have come from afar to ask you for one of your eyes." The King thought: "This is just what I was thinking in my palace today. My heart's desire will be fulfilled. I shall give a gift that no man has ever given before." He turned to the Brahmin: "Who told you to come and ask for my eye? It is the most vital part of a man's body and difficult to part with."
"It was the King of gods who told me to beg you for an eye, great King. Men say that to give an eye is the finest gift of all. Do not refuse me, King Sivi. Give me only one of your eyes." Replied the Brahmin. "You have asked for one eye, old Brahmin. I will give you both of my eyes." Upon saying this, King Sivi ordered the Brahmin to return to the palace with him.
The whole city rang with the news that the King wanted to give his eyes to a blind Brahmin. The queens, the commander-in-chief of the army, the ministers and the courtiers begged the King: "Do not give away your eyes, great King. Give money, pearls and coral. Give horses, elephants, chariots and cloth of gold. Give your most precious things, but keep yourself safe and sound for your faithful people. We beg of you not to part with your eyes."
"I have vowed to give whatever is asked of me. If I break my oath, I will have committed the greatest sin of all sins. My soul will be in danger and I will descend to Yama's (God of the underworld) Kingdom. Unasked, I would have given nothing. But the Brahmin demands my eyes, I must honor my promise."
The courtiers asked, "What do you desire in return for the gift of your eyes? What is the motive for your deed? Is it the prize of your life, beauty, joy, or power? Why must great King Sivi give up his eyes for the sake of the next world?"
"In giving my eyes, I do not seek glory, wealth, kingdoms, or many sons. Giving is the moral vow of all saints. My soul is filled with joy at the thought of making gifts."
The King turned to his surgeon and ordered, "You are my friend and comrade, Sivakka. Do as I tell you. Take out my eyes with your skillful hands, and give them to this blind Brahmin."
"Think carefully, my Lord. To give away one's eyes is no small matter."
"I have thought carefully, Sivaka. Do not delay and talk so much in my presence. Take out my eyes as I command."
The King endured the agony in silence and said nothing while his comrades cried outloud . After a while he beckoned the Brahmin to come closer. "Here, take my eyes, Brahmin, and place them in your sightless sockets. The eyes of awakening is a thousand times more valuable than these human eyes. You gave me the opportunity to practice charity."
The Brahmin placed the King's eyes in his sockets and left the palace. When he was out-side the city gates he resumed his original state of being, King Sakka, and returned to the world of gods.
Now that the King was blind, he remained within the palace, unable to move about freely. After a few days he thought: "A blind man cannot rule. I hand over my kingdom to ministers and go to a park and live as an ascetic." He then summoned his ministers and told them of his intentions: "and I will take only one man with me. He shall serve me and guide my footsteps."
He sent for his chariot. But the courtiers would not allow the King to mount the chariot. They brought a golden litter and carried the King to the park. Having seen that the King was quite safe, they left him with one attendant and returned to the palace.
Sakka was seated on his throne in heaven and saw the King meditating in the park. He thought: "I will offer the King a prize and give him back his sight."
He came down to earth in his own form and stood before the blind King. King Sivi heard a strange footsteps and cried out: "Who are you and what do you want with me?"
"I am Sakka, the King of gods, and I have come from heaven to visit you. I wish to grant you a boon, royal sage. Name whatever you will." "Osaka, I have left wealth, strength, and treasure beyond count, behind. I want death and nothing more, for I am blind."
"King Sivi, do you ask for death because you are blind, or because you wish to die?"
"Because I am blind, my lord."
"King Sivi, you made your gift thinking of the future. You were asked for one eye, yet you parted with both. Tell me the truth, and why you did so, then only will your eyes be restored to you."
"If you wish to give me back my eyes, Sakka, let them be restored to me as a consequence of my gift."
"Though I am Sakka, the King of the gods, I cannot give an eye to anyone else. But on account of the supreme gift made by you and for no other reason, your eyes will be restored to you."
The King joyfully said: "Whatever man comes to me and asks for a gift, I will give it without question. If I speak the truth, then let my eye appear." As he uttered these words, one of his eyes reappeared in the empty socket.
The King continued: " A Brahmin came to see me and begged for one of my eyes. I gave him both. That action of mine afforded me the greatest joy and delight. If I speak the truth then let my other eye appear."
Instantly his second eye reappeared, and these eyes were called the "Eyes of Absolute and perfect Truth."
Sakka invoked his supernatural power, and the entire royal court assembled in the park. He said to the King: "King Sive, as a reward for your supreme act of self sacrifice, I now give you a pair of divine eyes. You will be able to see through rocks and walls, over hills and dales. A hundred leagues on every side your eyes shall see." Sakka then bade the King farewell and returned to heaven.
Surrounded by his courtiers, the King returned to the city, and amidst great pomp and ceremony entered his palace named Canada, or the "Peacock's Eye." The news that their King has received his eyes back, spread throughout the kingdom of Sivi, and the people came to see him, bearing gifts in their hands.
A large pavilion was set up at the palace gates, and the King seated himself on the royal throne under the state umbrella. Drummers went into the city to collect all the people together. When a large throng was gathered before the King, he spoke to his subjects: "O people of Sivi, now that you have beheld these divine eyes, never eat food without giving some thing away. Which man among you, if asked to give, would refuse? Though it be his dearest possession? These eyes of mine are the gift of God. Through rock and will, over hill and dale, a hundred leagues on either side, these eyes can see. I gave a mortal eye and in return received a divine eye. See, my people; always let others share in your good fortune. Do good to others and you will go to heaven."
On holy day and every fortnight, King Sivi preached thus to his people, encouraging them to lead virtuous lives. His subjects gave alms, performed good deeds, and finally went to heaven to live forever amongst the celestial beings.
Category: Bậc Sơ Thiện , Phật Pháp Ngành Thiếu
Posted: 20 Feb 2025 by MINH HẠNH - Lưu Đức Hồng Phúc