G.Đ.P.T HUYỀN QUANG

THIỆN ÁC NGHIỆP BÁO
KARMA

Con người sinh ra mỗi người mỗi hoàn cảnh, mỗi tính tình. Nguyên nhân chỉ vì mỗi người tạo nghiệp riêng biệt, và chính nghiệp tác động và chi phối tất cả.
I. ĐỊNH NGHĨA:

Thiện là lành, là tốt, là việc gì có lợi cho mình cho người ở hiện tại và tương lai. Ác là dữ, là xấu, là việc gì có hại cho mình cho người ở hiện tại và tương lai. Nghiệp là những hành động về thân, khẩu, ý. Báo là kết quả do nghiệp nhân tạo tác.


II. QUAN NIỆM VỀ THIỆN ÁC:

Thiện ác không được minh định rõ ràng, thiện ác theo nghĩa thế gian và thiện ác theo Phật giáo có những sai khác.

1. Thiện ác theo phong tục:

Tùy theo phong tục, đúng với thói quen là thiện, dầu trái với lẽ phải. Ví dụ, một vài dân tộc Phi châu, giết cha mẹ khi đã già để ăn thịt là thiện. Người Việt Nam, giết trâu bò làm lễ cúng khi cha mẹ chết là thiện. Phong tục mỗi xứ mỗi khác. Nhắm mắt theo phong tục là thiện, trái lại là ác.

2. Thiện ác theo hình luật:

Hình luật cốt đem lại trị an trong một nước. Những việc gì theo hình luật là đúng. Như vậy những điều ác chưa hẳn là ác, và những điều thiện chưa hẳn là thiện. Vì lợi ích cho dân trong nước mà có thể mưu hại cho dân của nước khác.

3. Thiện ác theo thần giáo:

Các thần giáo thường dạy: "Kính mến các vị thiên thần tạo hóa là thiện, không tin là ác. Mỗi thần giáo có một vị thiên thần, tạo hóa khác nhau, làm cho người không biết lấy gì làm thiện ác.

4. Thiện ác theo Phật giáo:

Phật giáo quan niệm, những gì hợp lý và lợi ích cho người và cho mình trong hiện tại và tương lai là thiện. Trái lại là ác.


III. PHÂN LOẠI:

1. Hữu lậu ác: Là những hành động độc ác khiến loài người bị đọa trong sự luân hồi sanh tử. Hữu lậu ác thì nhiều nhưng không ngoài 5 điều nghịch và 10 điều ác.

  • a. Năm điều nghịch: Giết cha, giết mẹ, giết các vị A-La-Hán, phá hòa hiệp Tăng và làm thân Phật chảy máu.
  • b. Mười điều ác: Sát sanh, trộm cắp, tà hạnh, nói láo, nói hai lưỡi, nói thêu dệt, nói lời độc ác, tham, sân, si.

2. Hữu lậu thiện: Làm những điều lành. Có thể làm cho người và mình hưởng những quả báo lành nhưng chưa giải thoát con người ra khỏi luân hồi sanh tử.

  • a. Chỉ ác: Là dừng nghĩ, không làm các việc ác, như không làm năm điều nghịch và 10 điều ác.
  • b. Tác thiện: Làm 10 điều lành: Phóng sanh, bố thí, tịnh hạnh, nói lời chân thật, nói lời ngay thẳng, nói lời dịu ngọt, nói lời phân giải, từ bi nhẫn nhục, suy nghĩ chánh lý.

3. Vô lậu thiện: Làm những việc thiện mà không có ngã chấp, không hy-vọng quả báo, thuận tánh khởi dụng, thuận với thực tướng, rõ suốt viên lý.


    IV. HIỄU BIẾT VỀ NGHIỆP:
  • 1. Phân loại theo nhân:

  • - Thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp.
  • 2. Phân loại theo quả:
    • a. Hữu lậu nghiệp: Nghiệp khiến người trôi lăn trong sanh tử.
    • b. Bất động nghiệp: Nghiệp của hàng chư Thiên ở sắc giới và vô sắc giới.
    • c. Bất tư nghì nghiệp: Nghiệp của các vị đã thấu rõ chân tâm. Tuy không mắc vào nghiệp nào mà có thể hiện ra hóa thân trong vô số nghiệp mà độ sanh.
    • d. Dẫn nghiệp: Nghiệp dẫn dắt các người chịu quả báo vào một loại nào đó.
  • 3. Sức mạnh của nghiệp:
    • a. Hành động và tánh tình của người do nghiệp chi phối.
    • b. Hoàn cảnh của một dân tộc hay của một người đều do nghiệp chi phối.
    • c. Nghiệp lực chi phối đi đầu thai: Con người khi chết mang theo sức mạnh những hạnh nghiệp của người ấy đã tạo tác trong đời này hay các đời trước. Nghiệp đó chi phối con người đi đầu thai.
      • - Tích lũy nghiệp: Nghiệp chất chứa từ đời này qua đời khác.
      • - Tập quán nghiệp: Nghiệp tạo thành từng tập quán trong một đời.
      • - Cực trọng nghiệp: Những đặc biệt, quan trọng lấn lướt các nghiệp khác.
      • - Cận tử nghiệp: Nghiệp tạo ra trong lúc con người gần đến sự chết.

    V. HIỂU BIẾT VỀ BÁO:
      1. Phân loại:
    • a. Chánh báo: Kết quả về tự thân, thân thể, tánh tình, cảm giác, tư-tưởng do những nhân tạo tác ra.
    • b. Y báo: Là kết quả báo ứng về hoàn cảnh của từng người hoặc từng dân-tộc.
      2. Thời gian trong quả báo:
    • a. Hiện báo: Nghiệp nhân có ngay quả báo trong một đời.
    • b. Sanh báo: Nghiệp nhân đời này, đời kế có quả báo.
    • c. Hậu báo: Nghiệp nhân đời này nhiều đời sau mới có quả báo.
      3. Quả báo với ảnh hưởng tự tâm:
    • a. Quả báo tự tâm: Người bắn chết con chim. Hành vi đó huân tập tính háo sát tự nơi tâm.
    • b. Quả báo đối đãi: Con chim vì bị giết, nếu sau này trong một đời khác có đủ điều kiện sát hại lại. Đó là quả báo đối đãi.
      4. Các quả báo tự tâm:
        a. Vô tâm:
      • 1) Làm một việc lành nhưng vô tâm mà làm thì không có quả lành nơi tự tâm.
      • 2) Làm một việc lành, nhưng vô tâm sau biết lại tiếc nuối thì chỗ huân tập nơi tự tâm là phần ác.
      • 3) Làm một việc ác, nhưng vô tâm thì không có quả báo nơi tự tâm. Mặc dầu phần đối đãi vẫn có.
      • 4) Làm việc ác, nhưng vô tâm, sau biết hối hận phát tâm đại bi thì chỗ huân tập nơi tự tâm lại là phần thiện.
        b. Hữu tâm:
      • 1) Làm việc lành cầu danh lợi, mặc dầu có quả đối đãi vẫn là thiện nhưng về tự tâm bị huân tập về đường ác.

    VI. LIÊN HỆ GIỮA NGHIỆP NHÂN VÀ QUẢ BÁO:
  • 1. Lý quả báo thiện ác là một định luật tự nhiên, chi phối hành vi con người và chỉ là một chi tiết của lý Nhân quả.
  • 2. Con người có thể thay đổi quả báo của mình.
    VII. KẾT LUẬN:
  • 1. Lý thiện ác nghiệp báo cho chúng ta thấy những khổ vui của con người hoàn toàn do người tự tạo chứ không phải do một đấng thần linh hay Thượng-đế nào.
  • 2. Con người sống ở đời đều do nghiệp lực chi phối.
  • 3. Con người có quyền thay đổi đời sống của mình, tự tạo một tương lai lý tưởng của mình, nếu tự mình có đủ ý chí cương quyết.
Each person is born into a different situation. Therefore, each has different personalities and characteristics. The cause of these differences is due to the karma created by the individual's past and present. This karma effects and controls his/her life.

I. DEFINITION:
"Thien" means goodness and kindness which benefits to others. "Ac" means evil acts and anything that brings damage to others. "Nghiep" means thoughts and actions that come from body, mouth, and mind. "Bao" means the results of karma.

    II. CONCEPTIONS OF GOOD AND EVIL: Good andevil does not have a clear definition. The meaning of good and evil in everyday life is different from the meaning of good and evil in Buddhism.
  • 1. Good and evil according to the customs: According to some customs, anything that follows accepted habit is considered "good", even if it's an immoral act. For example, several countries in Africa consider killing and eating their elderly parents a good act. In Vietnam, it's considered a pious act for children to kill animals to worship their parents who have passed away. Therefore, the meaning of good and evil is varied, depending on given customs.
  • 2. Good and evil according to the laws: Laws are created to protect citizens of a country. By following the law, a person is considered a "good" citizen. Hence, "bad" does not really mean that it's immoral. "Good", then, doesn't really mean it's moral. Because laws differ from one country to another, something that is considered beneficial to one country's citizens may be harmful to another country's.
  • 3. Good and evil according to monistic religions (Christianity, Judaism, and Islam): These religions claim that believing in God is good, not believing in God is incorrect. Thus meaning of good and evil is based on an article of faith, not on the individual's moral exertions.
  • 4. Good and evil according to Buddhism: the Buddhist teaching espouses the idea that doing whatever reasonable and beneficial to oneself and others is considered good or else evil.

    III. CLASSIFICATION:
    1. Evil: Evil actions keep human beings in the cycle of re-birth and suffering. There are many evils; however, they are under two different categories: five immoral actions and ten evil actions.
    • a. Five immoral actions: Killing father, killing mother, killing Arahat, hurting Buddha, and disunifying the Shangha.
    • b. Ten evil actions: Killing, stealing, lusting, lying, two-edged exaggerate speech, harmful speech, greediness, hatred, and ignorance.
      2. Intentional good action: Good actions. Do good and beneficial things for oneself and others.
    • a. Stop evil: Do not think about or commit the five immoral and ten evil actions.
    • b. Good action: Practice the following ten good deeds: set free all living beings, to be charitable, good conduct, truthful speaking, rightful speaking, gentle speaking, reconcilable speaking, compassion, endurance, right thinking.

    3. Unintentional good actions: Do good things without thinking about the benefits for oneself and others.

    IV. UNDERSTANDING THE KARMA: 1. Depends on cause: action, speech, thought.
      2. Depends on result:
    • a. Intentional karma: Karma keeps people in the cycle of samsara (reincarnation)
    • b. Immovable karma: Karma of beings in the heaven where there are forms and formless universes.
    • c. Faith karma: Karma of the enlightened ones. They are not controlled by karma. They are embodied in numerous forms to help beings. This karma cannot be explained or discussed.
    • d. Leading karma: The karma that leads one to receive the result of such karma.
    3. Effectiveness of karma:
  • a. One's actions and behavior are effected by karma.
  • b. The circumstances of a person or a society are affected by karma.
  • c. Karma controls one's rebirth. The karma that a person accumulates in his past or present life will predict his next life.
    • 1) Accumulated karma: Karma accumulated from many lives.
    • 2) Custom karma: Karma from the habit of one's life.
    • 3) Most important karma: Karma that over power other karma.
    • 4) Dying karma: Karma that comes when one approaches death.
    V. UNDERSTAND THE RESULT OF KARMA:
      1. Classifications:
    • a. The result of karma of the individual: The results of the individual's body, behavior, feelings, and thoughts are all due to cause.
    • b. The result of karma of a group: Results of a society or group's circumstances are due to cause.
      2. Timing of the result of karma:
    • a. Immediate recompense: Karma takes effected in the same life.
    • b. Next life recompense: Karma of the present life will have effect in next life.
    • c. Future recompense: Karma of the present life will have effect in many future lives.

      3. Result of karma with effects within oneself: </p>

    • a. Result karma within oneself: One has shot a bird. His action makes his cruelty accumulate in himself. Result of karma goes against the one who created it.
    • b. Bird was killed: In the future if he has the capability he will seek revenge.
    4. Types of "result of karma" within oneself: a. Unintentional:
  • 1) If unintentional, performance of a good action will result in no gaining of good karma within oneself. However, there will be good karma towards oneself.
  • 2) If performing a good action unintentionally and one regret it afterwards, there will be bad karma in one's mind.
  • 3) When performing a bad action unintentionally, one does not gain bad karma in one's mind, although there will be bad karma towards oneself due to the other's revenge.
  • 4) When performing a bad action unintentionally, if one realizes it and repent it, there will be good karma within one's mind.
  • b. Intentional.
  • 1) When performing a good action for a purpose to benefit from it, one will still accumulate bad karma within the mind.
    VI. RELATION BETWEEN KARMA AND RECOMPENSE (the result of karma).
  • 1. The good and evil karma theory is a natural law, and affects one's actions. It is a part of the cause-effect law.
  • 2. One may change one's karma.
    VII. CONCLUSION:
  • 1. The evil and good karma help us understand that happiness and miseries depend on one's actions, not on a divine being.
  • 2. Karma affects one's life.
  • 3. One may change his/her karma. One can create his/her future if one has the will to do it.

Category: Bậc Chánh Thiện , Phật Pháp Ngành Thiếu

Posted: 7 March 2025 by MINH HẠNH - Lưu Đức Hồng Phúc