G.Đ.P.T HUYỀN QUANG
THE SIX PARAMITAS
Độ, tiếng Phạn là Ba-La-mật, có nghĩa là vượt qua hay hoàn toàn; từ mê mờ vượt qua giác ngộ; từ đau khổ vượt qua cảnh giới an vui; từ vòng sanh tử vượt qua quả vị Niết Bàn. Lục độ là sáu món có thể đưa mình và chúng sanh vượt qua mê mờ đau khổ, thẳng tới cảnh giới an vui thanh tịnh. Sáu món là: Bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thuyền định, trí huệ.
-
II. HÀNH TƯỚNG SÁU ĐỘ:
1. Bố thí:
- a. Định danh: Bố thí là cho, giúp đỡ, cứu giúp, tung vãi; đem những tư hữu của mình, tinh thần hay vật chất, ban bố cho tất cả chúng sanh mà không giới hạn người hay vật, thân hay sơ, đồng một chủng tộc hay khác chủng tộc. Hễ thấy một chúng sanh nào thiếu thốn những vật bổ ích cho thân tâm, nếu mình sẵn có, đều bình đẳng giúp đỡ tất cả không bao giờ luyến tiếc. b. Các món bố thí:
- 1) Tài thí: Bố thí bằng tiền tài vật dụng; nghĩa là dùng tài sản vật dụng giúp đỡ chúng sanh nghèo đói, thiếu thốn đau yếu.
- 2) Pháp thí: Bố thí bằng chánh pháp, nghĩa là đem chánh pháp khai thị chánh kiến, phá trừ mê muội điên đảo tà kiến cho chúng sanh.
- 3) Vô úy thí: Bố thí bằng vô úy; nghĩa là dùng nghị lực, cường dũng, để trừ sự khiếp sợ, nhu nhược cho chúng sanh. Có hai thứ: • Dùng lời nhuyễn khuyến bảo chúng sanh trong lúc lo buồn đau khổ. • Dùng các phương tiện giải cứu chúng sanh trong khi bị áp bức khổ não.
- 1) Diệt tham lam ích kỷ: Nhờ công năng bố thí, tẩy trừ được tham lam ích kỷ ở tự tâm, thể nhập tánh đại bi bình đẳng.
- 2) Đem lại no ấm: Chúng sanh thoát khỏi đói rét đặng vui no ấm đầy đủ, đều nhờ công năng tài thí.
- 3) Phát triển chánh trí: Pháp thí có công năng phá trừ màn ngu mê, phát triển chánh trí, thâm nhập chánh lý.
- 4) Đem lại bình tĩnh: Vô úy thí có công năng cởi mở sự lo buồn sợ hãi cho chúng sanh, chúng sanh được sống tự do bình tĩnh.
-
c. Công đức bố thí:
-
2. Trì giới:
- a. Định danh: Trì giới là giữ gìn các giới Phật cấm, ngăn ngừa các hạnh bất thiện; nghĩa là thân không làm các việc ác, miệng không nói lời ác, ý không nghĩ các điều ác. Trái lại, còn làm việc thiện, giáo hóa chúng sanh trở về đường thiện. b. Các món giới:
- 1) Nhiếp luật nghi giới: Giữ gìn các giới luật oai nghi của Phật chế để ngăn ngừa những tội lỗi về thân, khẩu, ý như năm giới Ưu Bà Tắc, sáu giới nặng và 28 giới nhẹ của tại gia Bồ tát.
- 2) Nhiếp thiện pháp giới: thực hành những việc thiện có tính cách lợi mình và lợi người ở hiện tại và tương lai, như thực hành 10 điều thiện và 4 nhiếp pháp.
- 3) Nhiêu ích hữu tình giới: Hóa độ cứu khổ cho tất cả những loài hữu tình chúng sanh; sống len lỏi trong các tầng lớp chúng sanh để làm lợi ích.
- 1) Ba nghiệp thanh tịnh: Nhờ công năng trì giới, 3 nghiệp được hoàn toàn thanh tịnh, không phạm các việc ác, không sanh khởi các tà niệm.
- 2) Các thiện công đức phát sanh:Nhờ công năng trì giới các thiện công đức phát sanh: như trì giới thì từ bi, trí huệ thường phát khởi.
- 3) Nêu cao giá trị: Nhờ trì giới không phạm các điều xấu xa thô bỉ, giá trị con người trở nên cao đẹp.
- 4) Người vật kính yêu: Không làm thương tổn người và vật mà trái lại còn giúp ích cho người và vật, tất nhiên được người và vật kính yêu.
- a. Định danh: Nhẫn nhục là an nhẫn trước mọi hoàn cảnh nghĩa là đối trước mọi cảnh thuận hay nghịch, khen hay chê, thành công hay thất bại, tâm trí vẫn bình tĩnh: không bi quan trước nghịch cảnh, không lạc quan trước thuận cảnh.
-
b. Các món nhẫn:
- 1) Thuận sanh nhẫn: Không kiêu căng tự đắc trước sự tán thán cung kính của chúng sanh.
- 2) Nghịch sanh nhẫn: Không bực tức thù ghét trước sự chửi mắng đánh đập của chúng sanh.
- 3) Nội pháp nhẫn: Mặc dầu bị những phiền não tham sân áp bức, tự tâm vẫn an nhẫn giữ gìn trừ bỏ không cho phát khởi ra ngoài. Tự tâm thanh tịnh sáng suốt, không để các phiền não nhiễm ô sai khiến.
- 4) Ngoại pháp nhẫn: Bị những cảnh đói rét lạnh nóng ở ngoài áp bức thân thể, nhưng vẫn xem thường không than phiền phẩn uất.
- 1) Không làm những việc vô ý thức: Nhờ nhẫn nhục trừ sự nóng giận, nên không làm những việc càn dở thiếu suy nghĩ.
- 2) Bình tĩnh trước mọi hoàn cảnh: Nhờ nhẫn nhục tâm trí được bình tĩnh sáng suốt trước những hoàn cảnh thay đổi trái ngược ở đời.
- 3) Không trụy lạc theo năm dục: Nhờ nhẫn nhục dằn ép được mọi phiền não, mọi vọng tâm không xuôi theo năm dục: tài, sắc, danh, thực, thùy (ngủ).
3. Nhẫn nhục:
-
c. Công năng nhẫn nhục:
-
4. Tinh Tấn:
-
a. Định danh:
Tinh là không ô nhiễm, tấn là thẳng tới không thối khuất; tinh-tấn nghĩa là chuyên tâm nhất trí tiến hướng cầu đạo giải thoát và giác ngộ làm các thiện pháp không bị các ô nhiễm chi phối, không thối khuất trên đường đạo. -
b. Các món tinh tấn: Tinh tấn theo 4 pháp chánh cần.
- 1) Các điều ác chưa sanh, tinh tấn giữ-gìn không cho sanh khởi.
- 2) Các điều ác đã sanh, tinh-tấn diệt trừ.
- 3) Các điều thiện chưa sanh, tinh tấn làm cho phát sanh.
- 4) Các điều thiện đã sanh tinh tấn làm cho tăng trưởng.
- 1) Dũng mãnh hăng hái: Nhờ năng tinh tấn, diệt trừ được tánh rụt rè, biếng nhác, luôn luôn dõng mãnh hăng hái.
- 2) Không thối khuất: Không chán nản lùi bước trước những hoàn cảnh ngang trái và dõng mãnh tiến đến đạo quả.
- 3) Cầu đạo giải thoát: Tinh tấn diệt trừ các ác pháp, làm tăng trưởng các thiện pháp hướng tiến đến đạo quả giải thoát và giác ngộ của chư Phật.
-
c. Công năng tinh tấn:
-
5. Thuyền định:
- a. Định danh: Quan sát diệt trừ các vọng duyên điên đảo là Thuyền. Để tâm chuyên chú vào một cảnh sở quán là Định. Thuyền định nghĩa là chuyên tâm chú vào một cảnh sở quán, diệt trừ các vọng duyên điên đảo.
-
b. Các món thuyền định:
- 1) Bất tịnh quán: Chú tâm quán sát sự khuyết điểm của vạn pháp: như quán thân bất tịnh.
- 2) Từ bi quán: Dùng từ bi tâm, quán những nỗi khổ của chúng sanh như già, đau, sống, chết.
- 3) Nhân duyên quán: Quán sát tất cả các pháp trong thế gian đều do nhân duyên hòa hợp mà thành.
- 4) Niệm Phật quán: Là quán công đức tướng hảo của Chư Phật.
- 5) Sổ tức quán: Chuyên tâm quán sát từng hơi thở ra vào, để tâm an trí vào một cảnh, không cho vọng niệm xen vào.
- 1) Dằn ép tham dục: Nhờ bất tịnh quán, dằn ép được tâm tham muốn vật dục, làm chủ được ý muốn, không bị vật dục lôi cuốn và tránh khỏi những tai hại vì vật dục gây nên.
- 2) Trừ nóng giận: Nhờ từ bi quán mà trừ bỏ được tánh nóng giận, tàn ác. Thiện tâm được khai phát, lòng thương được mở rộng.
- 3) Phá si mê: Nhờ nhân duyên quán nhận được lý duyên sanh không có thật. Do đó tâm trí được khoáng đạt, phá tan được màn si mê đảo chấp.
- 4) Ngăn các phiền não: Do niệm Phật mà các phiền não tiêu mòn, trí tuệ và công đức thêm lớn.
- 5) Diệt loạn tâm: Nhờ sổ tức quán, tâm trí được thanh tịnh, không dong ruỗi bởi những vọng duyên vọng cảnh ở ngoài.
-
c. Công năng thuyền định:
-
6. Trí huệ:
- a. Định danh: Trí huệ là nhận thức sáng suốt; dùng chánh trí nhận hiểu, phân biệt chân tướng của sự vật rõ ràng xác đáng, không nhận giả làm chân, nhận hư làm thật; không chấp chặt thành kiến riêng của mình; không mê theo tà thuyết dị đoan trái với chánh lý. Thường tìm hiểu sự thật và thực hành theo chân lý đúng với sự thật.
-
b. Các món trí huệ:
- 1) Văn huệ: Trí huệ xét nghe chánh lý.
- 2) Tư huệ: Trí huệ suy nghiệm chánh lý.
- 3) Tu huệ: Trí huệ thực hành chánh lý.
- 1) Diệt vô minh: Vô minh là căn bản phát sinh ra phiền não. Nhờ trí huệ phát chiếu mà vô minh đen tối tiêu trừ, căn bản phiền não được dứt sạch.
- 2) Thấy rõ sự vật: Nhờ công năng trí huệ mà thể nghiệm được sự thật: như chứng nghiệm được vạn pháp là duyên sanh, là vô thường, không có thật. Diệt thành kiến bất chánh: Nhờ công năng trí huệ, phá tan được những kiến chấp sai lầm.
-
c. Công năng trí huệ:
-
1. Phát bồ đề tâm: Phát Bồ đề tâm là phát tâm rộng lớn vô tận, tức là bốn lời nguyện
rộng lớn như sau:
- a. Chúng sanh không số lượng thệ nguyện đều độ khắp. Thế giới vô biên,chúng sanh vô tận; chúng sanh đã vôtận thì căn cơ cũng không đồng, nghiệp duyên và chủng loại cũng sai khác. Người phát tâm thực hành sáu món độ thì phải thệ nguyện cứu độ tất cả chúng sanh, dù phải trải qua vô lượng kiếp, và gặp những chúng sanh tánh khí không đồng.
- b. Phiền não không cùng tận thệ nguyện đều dứt sạch. Tâm tánh của chúng sanh luôn luôn dong ruỗi theo trần cảnh không một sát na ngừng nghỉ, nên các món phiền não theo đó mà phát sanh và tích tụ nhiều như vi trần không kể xiết. Người muốn thực hành sáu độ, phải thệ nguyện dứt trừ tất cả, không bỏ qua một thứ nào, mặc dù chỉ là phiền não nhỏ.
- c. Pháp môn không kể xiết, thệ nguyện đều tu học. Chúng sanh vô lượng, căn tánh cũng vô lượng. Pháp môn Phật dạy tùy theo căn cơ mỗi chúng sanh nên cũng vô lượng. Người muốn thực hành sáu độ phải thệ nguyện tu học tất cả.
- d. Phật đạo không gì hơn, thệ nguyện được viên thành. Viên thành Phật Đạo là quả vị tối thắng ối cao. Thành tựu quả ấy là phải diệt tất cả phiền não, học tất cả pháp môn, độ tất cả chúng sanh. Phật tử muốn thực hành sáu độ là phải thệ nguyện đạt đến quả vị ấy.
- 2. Xem thường tài sản và tính mạng: Phật tử muốn thực hành sáu độ phải mở rộng cõi lòng, xem thường tánh mạng và tài sản mình, chỉ lấy sự lợi lạc chúng sanh làm trọng. Một khi vì cứu một thân mạng cho chúng sanh, cần phải xả tất cả gia nghiệp cho đến tiêu hủy tự thân, Phật tử phải vui lòng đảm nhận không một lời than trách, không một niềm tiếc nuối.
- 3. Xem chúng sanh đau khổ như mình đau khổ: Phật tử muốn thực hành sáu độ, luôn luôn phải nhận hiểu trăm nghìn nỗi khổ đang đè nặng trên kiếp sống của chúng sanh và phải nhận rõ chúng sanh và mình, tuy hình tướng và tư tưởng khác nhau nhưng vẫn chung cùng một bản thể vô tận. Giọt nước tuy nhỏ nhưng thể chất vẫn đồng với thể chất của nước đại dương. Sự sống của mọi loài cũng tương quan mật thiết như thế. Nên người Phật tử phải quan niệm rằng:Chúng sanh đau khổ tức mình đau khổ; cứu chúng sanh tức tự cứu mình vậy.
- 4. Tự mình có đủ khả năng giải thoát cho mình và cho tất cả chúng sanh: Người Phật tử phải sáng suốt nhận hiểu; tuy vì nghiệp nhân bất thiện trong nhiều kiếp, mình và chúng sanh phải quanh quẩn chịu khổ trong vòng sanh tử luân hồi, nhưng tất cả mọi loài đều đầy đủ Phật tánh, có đủ khả năng giải thoát và giác ngộ. Tự mình có thể tu hành để phát triển khả năng giải thoát và giác ngộ sẵn có của mình và có thể dùng mọi phương tiện nhiếp hóa và giải khổ cho tất cả chúng sanh.
III. NHỮNG ĐIỀU KIỆN THIẾT YẾU ĐỂ ÁP DỤNG HẠNH SÁU ĐỘ:
IV. KẾT LUẬN:
Trừ mê và diệt khổ là nguyện vọng duy nhất của người Phật Tử chân chánh. Muốn đạt
được nguyện vọng ấy, cần phải cương quyết thực hành sáu độ này. Chỉ vì có hạnh sáu
độ mới đủ công năng đưa mình và chúng sanh đến giác ngộ. Các đức Phật và Bồ Tát đều
lấy pháp sáu độ làm căn bản. Trong hoàn cảnh hiện tại, Phật tử đối với sáu độ này,
tuy chưa thực hành được hoàn toàn, nhưng cũng cần phải cố gắng. Nếu thực hành được
vài phần trong pháp sáu độ này, tức đã tiến một bước khá dài đến hạnh phúc giải
thoát.
I. DEFINITION:
"Độ" means to overcome or complete; to overcome ignorance to liberation, suffering
to happiness, samsara (rebirth cycle) to Nirvana (Niết-Bàn). "Lục Độ" are the six
methods which guide beings to overcome ignorance and sufferings which would lead to
the life of happiness and purity. "Lục Độ" consists of: Giving Alms, Preserving the
Precepts, Patience, Diligence, Meditation, and Wisdom.
-
II. THE ASPECTS OF SIX PARAMITAS:
- 1. Giving Alms:
- 1) Donation of money or materials:Use private properties to help the poor and the sick
- 2) Donation of Dharma: Educate and benefit other beings by sharing Buddha's teachings so they can eliminate ignorance and evil thoughts...
- 3) Donations of Encouragement: Use courage and braveness to help the beings eliminate fearfulness, feebleness. There are two types of encouragement donation: • Use the courageous words to encourage beings while they are in fear or suffering. • Use all possible ways to rescue beings while they are being oppressed.
- 1) The Elimination of greed and selfishness: Alm giving has the capability to eliminate greediness and selfishness, and build up the equality of compassion.
- 2) The Delivery of Prosperity: The donations of goods have the capability to help beings escape poverty and hunger and the ability to obtain a happy living condition.
- 3) The Development Wisdom: Donation of Dharma has the capability to eliminate ignorance, to build up wisdom, and to understand the truth.
- 4) The Delivery of Calmness: Donation of encouragement has the capability to help beings eliminate worries and sadness, and obtain peaceful living condition.
- 1) Impose Precepts: Precepts established by Buddha such as the 5 Precepts for lay Buddhists, the 6 strict Precepts and 28 other important Precepts for lay Bodhisattvas, to prevent the sins created from actions, speech and thought.
- 2) Virtuous Precepts: Precepts established by Buddha as a foundation for one to practice charity which benefits oneself and others at present and in the future, such as 10 Virtuous Acts (10 Điều Thiện) and 4 Assistant Methods (Tứ Nhiếp Pháp).
- 3) Benefitting Being Precepts: Precepts established by Buddha for a Buddhist to apply to save all beings from sufferings.
- 1) Purify the three major karma: By practicing the Precepts, the 3 major karma (body, speech and thought) are completely purified; there are no wrong doings or evil thoughts.
- 2) Develop merits: By practicing the Precepts, good merits are obtained: Compassion is built up and Wisdom is expanded.
- 3) Build up good reputation: By practicing the Precepts one avoids violating it with bad actions, thus building up one's good reputation.
- 4) Gain love and respect from beings: Do no harmful thing to others and animals, rather only help and benefit them. This results in respect and love from others.
- b. Types of patience:
- 1) Patience in a favorable circumstance: Not to be arrogant or conceited by praise or respect from others.
- 2) Patience in an adversity: Not to be angry or resentful of an insult or abuse from others.
- 3) Internal patience: To be internally tranquil and calm in the oppression of the defilements which are created by greediness and anger. Always keep our mind bright and pure, and not let it be controlled by defilements.
- 4) External patience: Do not complain, or be angry when facing the oppression of unsuitable conditions such as hunger, cold and hot.
- 1) Not doing thoughtless actions: Patience has the capability to eliminate anger. From this, one can avoid doing unthoughtful things.
- 2) Be calm under all circumstances: Patience leads to concentration and peacefulness of one's mind under all adverse situations.
- 3) Not dominated by the five basic desires: Patience has the capability to control all defilements, ambitions, and the five basic desires such as wealth, beauty, fame, foods and sleep.
- 1) If bad action has not yet developed, diligently keep them from happening.
- 2) If bad action has already developed, diligently eliminate them.
- 3) If goodness has not yet developed, diligently generate them.
- 4) If goodness has already developed, diligently expand them.
- 1) Build up courage and enthusiasm: Diligence has the capability to eliminate timidness and laziness. Therefore, always be courageous and eager.
- 2) No retreating or giving up: Diligence has the capability to build up confidence that helps one not to withdraw under any adversity; instead always stay committed and courageous on the way toward enlightenment.
- 3) An effective way to enlightenment: Diligence has the capability to eliminate evilness in order to build up the goodness to liberate and attain enlightenment.
- a. Definition: Meditation is to purify the defiled thoughts of greed, hatred and ignorance by mindful of an object so that one's mind cannot be disturbed by these thoughts.
-
b. Types of Meditation:
- 1) Mindfulness of the impurities of body: Observing the body as impure, which contains blood, mucus phlegm etc.
- 2) Mindfulness of compassion: Use the compassionate mind to observe the sufferings of the beings: birth, aged, illness and death.
- 3) Mindfulness of dependent origination: Observe that all existing forms in the universe are interdependent.
- 4) Mindfulness of Buddha's images: Observe all Buddhas and reflect their merits.
- 5) Mindfulness of breathing: Concentrate on one's breathing tokeep the mind from being disturbed.
-
-
c. Capabilities of Meditation:
- 1) Pacify the desire: The mindfulness of impurities of the body has the capability to pacify materialistic desires, and to avoid being damage by unrealistic ambitions.
-
2) Eliminate anger: Mindfulness of compassion has the capability to eliminate anger
and cruelty. Instead it builds up morality and cultivates one's compassion.
-
3) Eliminate ignorance: Mindfulness of dependent origination has the capability to
eliminate ignorance, thus cultivating wisdom.
-
4) Eliminate distress: Mindfulness of Buddha's images has the capability to reduce
sorrows, expand wisdom and merits.
-
5) Eliminate unawareness: Mindfulness of breathing has the capability to purify the
mind in avoiding any disturbing indulgences.
- a. Definition: Wisdom is the understanding of what is true, right; wisdom is the knowledge, the brightness. Use wisdom to realize and distinguish things clearly.
-
-
b. Types of Wisdom:
- 1) Penetrating wisdom: Wisdom of hearing and learning the truth
- 2) Thinking wisdom: Wisdom of thinking the truth
- 3) Practicing wisdom: Wisdom of practicing the truth. c. Capabilities of Wisdom:
- 1) Eliminate suffering: Ignorance is the source of suffering. Wisdom has the capability to brighten one's mind and eliminate one's sufferings.
- 2) Clearly see the nature of reality: Wisdom has the capability to understand the truth of the interdependence and impermanence of all existing forms.
a. Definition: Giving Alms is to donate private ownerships (goods or spirit) to all beings with no distinction between people or animals, a close friend or an unknown person, a person with the same or different nationality. If there is a being in need of useful alms, one should happily donate them without being stingy.
-
b. Donation of goods:
-
c. The Merits of giving alms:
a. Definition: Preserving the Precepts is the observance of Buddha's rules and prevention of bad conduct. In other words, to avoid doing wrong actions, speaking harmful words and thinking bad thoughts; on the contrary, only do good things, and guide other beings to a right path.
-
b. The Precepts:
-
c. Capabilities of Preserving the Precepts:
a. Definition: Patience is the capacity of forbearance; to be tranquil and calm under a favorable circumstance or an adversity, a praise or a criticism, a success or a failure; not to be pessimistic of an adversity nor optimistic of a favorable situation.
-
c. Capabilities of being patient:
a. Definition: Diligence means to concentrate on practicing the doctrine of liberation from the cycle of life and death to attain enlightenment. Not to step back, not to be disturbed by the impure environments.
-
b. Types of diligence: (Four essential methods)
-
c. Capabilities of diligence:
-
5. Meditation:
-
6. Wisdom:
-
III. THE CONDITIONS TO APPLY THE SIX
PARAMITAS:
- a. However innumerable beings are, I vow to save them: The universe is boundless and beings are many. With innumerable types of beings, there exist different attitudes in many. However, when vowing to practice the "Lục Độ" one tries to help all beings, even when the task takes more than one life time, or when one has to deal with different adversities with different types of beings.
- b. However inexhaustible delusions and afflictions are, I vow to extinguish them all: The characters and attitudes of beings are always changing with time and their immeasurable defilements are developed and accumulated over time. Practicing the Six Paramitas, one vows to eliminate all the defilements, even the smallest one.
- c. However immeasurable the Dharma-Doors (methods of practice) are, I vow to master: The attitudes and levels of understanding of countless beings are different; therefore, the appropriate Dharma-Doors for all beings are also innumerable. Practicing the Six Paramitas, one vows to learn and practice all the Darma-Doors.
- d. However incomparable the Buddhatruth is, I vow to attain it: Attaining the Buddha path is the highest accomplishment. To attain this level, one has to eliminate all the defilements, learn all the Dharma, and help all types of beings. Practicing the Six Paramitas, one vows to attain this level.
- 2. Disregard one's life and properties: Practicing the Six Paramitas, a Buddhist must widely express his/her heart, disregard one's life and properties, and only focus on benefits for all beings. If called upon to sacrifice one's life or property to rescue another being, a Buddhist must happily and willingly do so without regret.
- 3. Consider other's sufferings as our own sufferings: Practicing the Six Paramitas, a Buddhist must realize and understand there are great deals of suffering in one's life. Although human beings are physically different, all undergo suffering. From understanding the principle of interdependence, a Buddhist realizes that the suffering of other human being is directly or indirectly related to his/hers;thus vow to relieve their suffering.
- 4. Capability to liberate ourselves and other beings: A Buddhist must clearly understand that due to the bad karma created in past lives, we and other beings suffer the life of re-birth. However, every being has a Buddha nature and the potential to attain enlightenment. A Buddhist should practice to cultivate his/her own nature to develop this capability and to help other beings.
-
1. Express the compassionate heart: Limitlesly expressing the love to all beings by
practicing the four Vows:
IV. CONCLUSION:
Extinguishing defilements and eliminating sufferings are the main goal of a
Buddhist. To accomplish this goal, a Buddhist must diligently practice the Six
Paramitas. Six Paramitas are the paths to guide us toward enlightenment. Buddhas and
Bodhisattvas use the Six Paramitas to accomplish the goal - benefiting in oneself
and others (Tự Lợi Lợi Tha). Even though, a Buddhist cannot accomplish every aspect
of the Six Paramitas, he/she should continue to try. At the beginning, it is hard
for a Buddhist to accomplish the Six Paramitas completely, yet he/she should try to
practice them. In the process of practicing the Six Paramitas, one will find oneself
treading on the path of attaining true happiness and enlightenment.
Category: Bậc Trung Thiện , Phật Pháp Ngành Thiếu
Posted: 5 March 2025 by MINH HẠNH - Lưu Đức Hồng Phúc